Lão Văn
PHIÊU LƯU KÝ
TÁI HỒI TÂN THẾ
Jean Vanson ghi theo lời kể của lão Văn
Trơ về Mái nhà xưa
Câu chuyện tái
hồi Tân thế của một cụ VK
LỜI NÓI ĐẦU
Người viết truyện xin
phép được mượn lời của bài hát « NGÀY VỀ » của nhạc sĩ Hoàng Giác,
với mong muốn mô tả được một phần tâm
trạng của ba mươi sáu cái lênh đênh về
cuộc đời ba chìm bẩy nổi của lão Văn.
Đúng như bà Thầy bối ở Chùa Vẻn Hải phòng đã phán năm xưa.
… Tung cánh chim
tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày
giờ đằm thắm
Nhớ phút chia ly,
ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao
ngày xanh. ..
… Trên đường tha
hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang
mối nhớ thương
âm thầm thương
tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ
nay đã dứt …
… Nhắp chén men
say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha
hương lòng đau. …
TẬP TÁM
Thảm họa của động đât
Có lẽ người dân nơi đây, kể cả khách vãng
lai đêu không bao giờ quên được trận động đât kinh hoàng xẩy ra lúc gần 5 giờ
sáng ngày mồng ba tháng giêng năm 2002. Trận động đất lớn đã làm rung động
trung tâm thủ đô Port Vila và vùng lân cận trên đảo Efate. Cường độ chấn động
7,2 độ Richter đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, đường sá, cầu cống. Nhưng may
mắn là không có tử vong. Chỉ có mấy người bị thương nhẹ.
Cho đến nay, theo thống kê người ta ghi nhận được thì trận động đất kinh khủng
nhất là ở đảo Ambrym năm 1999 với cường độ 7,4 độ Richter. Làm thương vong hàng
100 người. Trên hòn đảo này có 2 ngọn núi lửa mang tên Marum và Benbow vẫn đang
hoạt động mạnh.
Hòn đảo AMBRYM (ảnh trên)
có hai ngọn núi lửa Marum và Rainbow đang hoạt động (ảnh dưới)
(Ảnh Internet)
Ở Việt nam ta, ngoài vùng núi Lai châu
và Quảng nam, thì các vùng đồng bằng hầu như không có động đất. Bởi vậy khi nói
đến động đất thì rất ít người biết. Trừ những anh chị em VK sinh trưởng ở Santo
và Vila Tân đảo. Ngay ở Tân Thế giới khoảng cách chỉ trên dưới 500 km
mà cũng rất hiếm động đất. Vậy động đất là gì? Xin mời quý vị tham khảo bài
viết trên Wikipedia này:
Theo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung
chuyển của mặt đất. Chúng gây ra bởi các nguyên nhân :
1 Nội
sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo
trong vỏ Trái đất, dẫn đến các
hoạt động đứt gãy và/hoặc phun
trào núi lửa ở các đới hút chìm. Xem
thêm: Cấu trúc Trái Đất.
2. Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối
lượng lớn.
3. Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả
gây rung động không chủ ý, hay các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong
khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Cảnh đổ vỡ trong một siêu thị sau động đất (internet)
Cảnh đổ vỡ trong một siêu thị sau động đất (internet)
… Sáng sớm hôm ấy, đang mơ màng trong giấc
nồng. Một cú sốc bất ngờ lắc rất mạnh hất văng người lão từ trên giường xuống
đât. Liền theo đó là tiếng đổ vỡ chát chúa trong nhà, tiếng kêu la thất thanh ở
ngoài đường. Độ rung của đất ngày càng mạnh. Đứng không vững, phải bám vào tường nhà đề
khỏi ngã. Lúc bấy giờ chỉ mong sao nhanh chóng thoát ra khỏi nhà. Vì sự rung
động làm cho nhà cửa kêu cót két, lắc lư như đu võng. Dư chấn có tiếng vang
vọng như cối xay lúa, làm cho lão nhớ lại hồi chiến tranh ở VN. Y như tiếng gầm
gừ của máy bay B52 trước khi trút bom xuống đất. Cường độ lúc mạnh nhất của chấn
động rất ngắn, thời gian chưa tới 30 giây. Nhưng dư chấn lại kéo dài tới trên 20
phút. Tưởng chừng lâu như cả thế kỉ. Nó gây cho ta cảm giác lạ lùng như bị say
bia rượu.
Động đất làm sạt lở mố cầu ở suổi Trêu-ma (Internet)
Mặc dù từ bé, Văn đã từng chịu “hứng đòn” trải
qua hàng trăm trận động đất to nhỏ. Nhưng có lẽ đây là trận động đất nhớ đời. Về mùa động đất, có ngày đất rung tới năm, sáu
lần. Nhớ mãi cái trận động đất năm 1952, hồi Văn còn đang đi học. Sau chấn động
thì nước biển trong vịnh dâng cao, tràn ngập đường phố. Hồi đó chả có ai tỏ vẻ
sợ hãi vì chưa ai biết hiện tượng và nguy cơ sóng thần là gì. Nhất là bọn trẻ
con lại càng ngô nghê ấu trĩ. Còn tụ tập nhau đứng ngắm nước biển dâng cao hoặc
chẩy xiết qua kẽ đá chỗ cây cầu bị vỡ. Người Pháp lúc đó, họ gọi hiện tượng đó là sóng thần tức “Raz-de-marée”.
Đến bây giờ người ta gọi hiện tượng đó là “Tsunami” theo tiếng Nhật.
Hình ảnh sóng thần - ảnh minh họa (internet)
Trận động đất lần này đã làm cho lão Văn thực
sự hoảng loạn. Cũng dễ hiểu thôi, vì ở độ tuổi đã U60 rồi thì chả nói mạnh được.
Gân cốt và hệ thần kinh đã bắt đầu ọp ẹp xuống cấp. Đôi khi, bất thình lình,
tiếng va đập mạnh cũng giật thót mình. Huống chi là động đất lớn đến mức độ
không còn đứng vững? Có nhiều du khách nước ngoài đã phải vội vầng bỏ của chạy
lấy người. Những trận động đất vừa và nhỏ thường không cảm nhận được nếu ta
đang đi bộ hoặc ngồi trên xe ô tô.
Nhà cửa bị đổ vỡ do chấn động (internet)
Hồi ấy, hậu quả do sóng thần gây ra đặc
biệt nghiêm trọng ở vùng đất bằng phảng như ở đồn điền Ô-lền (Ohlen) Bô-li-giap
(Pointe du Diable). Đồn điền nay có đông người Việt làm việc. Nghe các cụ gia
kể lại thì không có thương vong về người. Vì các cụ nhà ta nhanh chân trèo lên
cây cao tránh nạn. Nhưng nhà cửa và rất nhiều gia súc bò ngựa lợn gà bị nước
cuốn trôi ra đại dương mênh mông. Ngược lại mấy năm sau đó, cây dừa nào cũng
sai trĩu quả chưa từng thấy. Người ta cho rằng nước biển mặn đã tăng thêm phần
phì nhiêu của đất.
Vườn trồng dừa này đã từng bị sóng thần hỏi thăm những năm 1950
May hơn
khôn…
Chuyện
tay không bắt giặc không có gì là lạ. Nhất là đối với bà con anh chị em đã từng
sinh sống ở VN. Ngoài chuyện bắt giặc lái máy bay, bắt cướp, bắt cá, bắt mọi
thứ v.v..., thì chuyện tay không bắt giặc trong dân gian đã trở thành chuyện
bình thường. Không nói ra chắc ai cũng biết. Nhưng câu chuyện sắp kể ra đây hơi
lạ một chút vì nó xẩy ra ở tận dười chân Trời Tây quý vị ạ.
Tình thế bắt buộc...
Các
cụ nhà ta thường nói: “An cư mới lạc nghiệp”. Nôm na là có cái nhà cái cửa ổn
định thì mới yên tâm mà làm ăn. Mới phát huy được sở trường. Bởi vậy cái chuyện
“tậu” nhà cửa cũng đầy gian truân sóng gió y như cuộc đời ba chìm bẩy nổi của
lão vậy.
Nhà đánh dấu X tại Phố Ngô quyền Hải phòng
Thời
gian đầu, trong đầu lão vẫn nuôi cái mộng trở lại sinh sống tại quê cha đất tổ.
Y chang như ý tưởng của các cụ cu-li phu mộ chân đăng hồi xưa: “Sống gửi. Thác
về”. Nhưng lão lại ở cái thế một chốn đôi quê. Bởi vì phụ thân lão thác ở nơi
đây. Mà thân mẫu lại yên nghỉ tại quê hương bản quán. Bởi thế nên bao nhiêu
tiền dành dụm được lão chuyển về VN tậu nhà. Nhà cửa bên ta lúc đó rất rẻ. Cũng
với số tiền ấy thì bên đây có tài như thánh cũng chả mua được đất, chứ chưa nói
cái mái nhà vừa ý. Vì giá cả quá đắt.
Ngôi nhà 260 Ngô Quyền Hải phòng
Ông
Trời dun dủi thế nào mà bà lão ở nhà đã vô cùng may mắn mua được ngôi nhà hai
tầng kiên cố. Nhà của cháu gái ruột nhượng lại. Phía sau lưng về phía Bắc giáp
với Cảng chính của thành phố Hoa phượng, thật ngoạn mục. Lại có cái mặt tiền
hướng Nam ngay đường cái, thoáng đãng mát mẻ. Nhà mặt đường mở mặt hàng kinh
doanh rất lý tưởng. Mỗi tội, khi có xe
siêu trọng chạy qua nhà gây tiếng động dữ dội y như động đất. Lão tính rồi. Chỉ
mấy năm nữa, nễu bị ông chủ ở đây chê và
đá đít, thì lão đã có nơi cư trú ổn định ở VN rồi. Thật yên tâm... cứ thế ngồi mà
rung đùi.
Ăn mừng tân gia tại nhà 260 Ngô quyền Hải phòng (ảnh trên và dưới)
Nhưng
đùng một cái, lão nhận được thư của bà
lão thúc giục: Do tình hình diến biến phức tạp, cần mau chóng đưa bà và gia đình
con cái sang định cư xum họp nơi đất khách. Thì ra phong phanh là Bà lão nghe
lỏm ở đâu cái thông tin chết tiệt: hình như lão bồ bịch với cô da mầu nào đấy ở
tận cái đảo Ma. Thật tai hại. Ké hoạch của lão bị đảo lộn tùng phèo hết cả.
Quái lạ! Chả lẽ bà bói ở chùa Vẻn nói sai. Bà ta bảo: tuy có số đào hoa nhưng
chú mày có chữ Đinh đứng đầu, nên chả có
gì phải lo lắng đến cái duyên cái nợ tiền kiếp cả.
Hình ảnh phụ nữ Vanuatu xinh đẹp (internet)
Thế
là lại phải tập trung vào việc giải quyết cái thủ tục tái định cư cực kì nan
giải. Cai khó khăn mà chính lão cũng không lường hết được: đó là tất cả những
mắc mớ phức tạp về luật định cư. Cả một mớ bòng bong hỗn độn về thủ tục hành
chính. Rồi khó khăn về kinh tế nữa chứ. Câu chuyện tỉ mỉ về cái công đoạn này
nó cao-su lắm. Quá dài dòng. Chỉ biết rằng sau hơn ba năm chạy vạy lên bờ xuống
ruộng, cả nhà đã được đoàn tụ. Nhiều người cho đó là một kì công. Chí ít, thì
cũng phải có ba đầu sáu tay mới làm nổi. Thôi, xin lỗi được miễn kể tiếp vì quá
dài dòng...
Đầu óc lão tưởng có thể vỡ tung...
Ngay
thời kì ở trong nước, cái số kiếp long đong lận đận đã buộc lão thay đổi nhà
cửa đến gần bốn lần. Có nghĩa là ba lần chính thức và một lần mới dọn đến ở mấy
tháng, bị chủ nhà đá. Cũng chính vì chuyện không an cư mới bị lắm chuyện rắc
rối. Dù sao lão vẫn tiếc đứt ruột về khu đất ở ngay Cầu tre Thái phiên. Nhà cửa
xây kiên cố. Cũng ao nuôi cá, vườn cây ăn quả. Nào là mấy cây chè xanh mượt lấy
giống tận vùng Tân cương Thái nguyên, nào là chuối ngự chuối tiêu.
Bờ ao trồng
hai cây vải thiều trĩu quả. Có cây khế chua hơn cả chanh. Thật đặc biệt. Nghe
người ta bảo chôn mèo chết dưới gốc. Cây sẽ sai hơn và ngọt lịm. Mèo thì hiếm. Vì
nó thuộc dòng họ của “hổ đồng bằng”. Thế mà chôn đén cả 2 con rồi mà quả lại
chua hơn trước. Nào là chuồng lợn lúc nào cũng 5, 6 con. Hàng chục con ngan, gà...
Vườn có cây khế "ngọt" hơn chanh
Ao cá nhà lão gần giống cái ao này
Cũng đã từng bắt cá rô phi như thế này
Ổi chín sai trĩu cành
Trà xanh lấy giống tận Tân cương Thái nguyên
Trong chuồng lúc nào cũng có vài con lợn
Cũng làm men nấu rượu lậu nhé...
Rồi
ma đưa đường, quỷ dẫn lối thế nào mà nhà lão đi lại sâu vào nghề làm men, nấu
rượu lậu. Cũng nổi tiếng ra phết vì men làm toàn bằng thuốc bắc. Hồi ấy công an
săn lùng khiếp lắm. May mà có chú công an trẻ măng người xứ Nghệ rất tốt bung.
Thông cảm hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bỏ qua. Nhớ mãi cái Tết nọ, mấy ông
bạn cùng cơ quan đến chơi cứ đòi nếm rượu lủi nồng độ cao. Đúng lúc ra mẻ rượu gạo
nếp cực ngon. Nấu dưới bếp mà ngồi trên nhà cũng ngửi thấy mùi rượu thơm lừng. Mỗi
cụ nhấp nửa chén 60 độ cồn. Ngã quay lơ đến chiều mới tỉnh…
Rượu ngon phải có bạn hiền...
Tuy
vậy, cuộc sống cũng không thật xuôi sẻ như mong muốn. Bỗng nhiên, một hôm sấm
chớp đùng đùng rồi trời mưa to như trút nước, gây ngập lụt khắp nơi. Bao nhiêu
cá to cá bé đua nhau ra mương hết. Bờ ao bị sụt lở. Lộ ra mấy cái tiểu. Cả nhà
kinh hãi. Vội vàng đi mời thầy cúng. Hóa ra cái nhà đang ở nằm ngay trên bãi
tha ma bỏ hoang từ lâu rồi. Về sau này được nghe một tin sét đánh: người chủ
mua lại đất này khi đào hố xây móng nhà, đã tìm thấy cả một kho báu. Một chiếc
hũ lớn đựng đầy đồ cổ và vàng bạc. Tin đồn không biết thật hư ra sao, nhưng cũng
thấy tiếc đứt ruột. Khổ nỗi cái số nghèo ông Trời đã định. Có muốn cũng chả
được hưởng.
Nhà làm ngay trên bãi đất tha ma
Tưởng
cũng nên nói đôi điều về cái vụ buộc phải bán cái khu nhà đất này để trả nợ.
Chứ ai điên dại gì mà tự nhiên lại làm thế. Thời buổi ấy, chỉ cỡ đại gia may
chăng mới có mảnh đất lý tưởng như vậy. Vì nó nằm ngay trong thành phố. Vâng, chung
quy cũng là do mấy cái chuyện “vượt biên” mà ra cơ sự. Tuổi cao ngấp nghé ngũ
tuần rồi.
Nhưng khi nghe người ta rủ đi nước ngoài chân tay cũng thấy ngứa ngáy. Thế là vay mượn tiền để đi. Ba chuyến vượt biên đều thất bại. Đến chuyến thứ ba thì bị công an biên phòng bắt ở Hạ đoạn. Không biết bà xã xoay sở ra sao mà cả nhà được thoát tù. Về sau này mới được biết là bị mắc lừa vào “đường giấy đểu”. Hàng trăm người bị dính chứ chả riêng gì nhà lão. Bạn bè đi đông đi tây trót lọt. Nhà lão cứ nhấp vào vụ nào là chết vụ nấy. Sau đó ít lâu được nghe tin tên trùm lừa đảo này đã bị các nạn nhân bốt pi pồ (boat’s people) “hỏi thăm”…
Tập trung ở bãi sú bãi vẹt tại Hạ đoạn
Công an biên phòng
Nhưng khi nghe người ta rủ đi nước ngoài chân tay cũng thấy ngứa ngáy. Thế là vay mượn tiền để đi. Ba chuyến vượt biên đều thất bại. Đến chuyến thứ ba thì bị công an biên phòng bắt ở Hạ đoạn. Không biết bà xã xoay sở ra sao mà cả nhà được thoát tù. Về sau này mới được biết là bị mắc lừa vào “đường giấy đểu”. Hàng trăm người bị dính chứ chả riêng gì nhà lão. Bạn bè đi đông đi tây trót lọt. Nhà lão cứ nhấp vào vụ nào là chết vụ nấy. Sau đó ít lâu được nghe tin tên trùm lừa đảo này đã bị các nạn nhân bốt pi pồ (boat’s people) “hỏi thăm”…
Đến
khi tìm được đường đi du lịch trở lại định cư ở nước ngoài, thì cái số kiếp ba
đào vẫn cứ lẽo đẽo bám đuôi như hình với bóng. Không dứt ra được. Xin kể ra đây
mấy câu chuyện phiêu lưu may rủi lẫn lộn. Lần thứ nhất, may quá có bà bạn tốt
bụng giới thiệu bà con kia muốn bán cái nhà đang ở để đi nơi khác. Nhà ngay
trên khu đồi thấp, mặt trước trông ra biển,
mặt sau là núi. Sơn thủy thật hữu tình. Cũng có nhà để xe, có khu vườn nhỏ xinh
xắn. Giá cả phải chăng.
Ngôi nhà mua trượt giống cái nhà này đây...
Thích
nhất là khu vườn này chả xa lạ gì với lão. Vì hồi trẻ con, mấy thằng vẫn rủ
nhau lên chỗ nay hái trộm ổi mỡ. Quả to bự như cái bát ăn cơm. Thơm ngon gần
giống như ổi Cầu Bo Thái bình. Thế là hai bên thỏa thuận. Nhưng mấy hôm sau,
lão nhận được tin báo là chủ nhà đã đổi ý. Vì có anh bạn Tây dính vào. Và anh
này có lợi thế hơn lão vì hắn cùng với chủ nhà là bạn chí thân, chí cốt lâu năm.
Thêm nữa, lại cùng là môn đồ của một dòng đạo nghe rất lạ tai là Dê-ô-và
(Jehova).
Có người đọc trẹo là Gieo vạ. Ví dụ: nếu bố mẹ đẻ hoặc anh em ruột bị bệnh cần tiếp máu. Mặc dù cùng nhóm máu, con cái theo đạo này không được phép cho máu của mình cho bố mẹ hoặc người thân. Hoặc bố mẹ chết đưa vào nhà thờ. Con cái cũng phải đưng bên ngoài. Đại thể là nhiều chuyện rất trái ngược. Chuyện không mua được ngôi nhà này thật rủi ro, nhưng cũng rất may cho lão. Vì chỉ mấy năm sau, không hiểu sao anh Tây nọ đã phải bán tháo, bỏ của chạy lấy người.
Có người đọc trẹo là Gieo vạ. Ví dụ: nếu bố mẹ đẻ hoặc anh em ruột bị bệnh cần tiếp máu. Mặc dù cùng nhóm máu, con cái theo đạo này không được phép cho máu của mình cho bố mẹ hoặc người thân. Hoặc bố mẹ chết đưa vào nhà thờ. Con cái cũng phải đưng bên ngoài. Đại thể là nhiều chuyện rất trái ngược. Chuyện không mua được ngôi nhà này thật rủi ro, nhưng cũng rất may cho lão. Vì chỉ mấy năm sau, không hiểu sao anh Tây nọ đã phải bán tháo, bỏ của chạy lấy người.
Ngã ba đi Tiêu-ma
Ít
lâu sau, lại có người giới thiệu mảnh đất rất đẹp ngay ở ngã ba đường đi Tiêu-ma.
Phong thủy thì gọi là thế “chân vạc”. Vừa có thể xây dựng cửa hàng. Vừa xây
dựng trạm bán xăng dầu, đón lõng các ngả đường qua đây. Có người còn gọi là thế
“Lương long chầu Nguyệt”. Thật lý tưởng. Hay nhất là đã có sẵn bản vẽ thiết kế
xây dựng. Lão đã dành mọi thời gian để chắp mối quan hệ mua bán, Nhất là phải
làm việc với Ngân hàng. Vì lão moi đâu ra tiền để mua? Mọi việc tưởng chừng như
thuận buồm xuôi gió.
Lão đã định mua khu đất này...
Nhưng,
thật trớ trêu. Kế hoạch bị vỡ vụn. Do một sự cố đặc biệt bất ngờ: Quỹ bảo hiểm xã hội
quốc gia bị vỡ nợ. Dân tình bức xúc. Đập phá lung tung. Gây nên cảnh hỗn loạn,
khủng hoảng vè kinh tế. Giá cả leo thang. Đặc biệt lãi suất cho vay tại ngân
hàng cao ngất ngưởng. Đang ở mức 11% nhẩy lên 25%. Thế này thì lấy tiền đâu mà
trả lãi. Đến tài thánh cũng chịu bó tay. May mà lão chưa dính vào. Kế hoạch đành bỏ. Thật đáng
tiếc.
Nhưng trong cái rủi lại cũng có cái may. Đến bây giờ thì lão không còn
tiếc nữa. Vì sau một thời gian, có một chú ba tầu từ lục địa Trung-của-dần-mìn
sang mua và xây dựng trên mảnh đất này. Lúc đầu thuận buồm xuôi gió. Phát tài,
cực kì sầm uất. Ai qua đây cũng đều lác mắt. Được vài năm sau đó thì đùng một
phát. Một cái siêu thị to kếch sù, mọc lên ngay bên cạnh. Thế là anh chàng này
rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Lão lại thoát nạn. Thật hết hồn. Chứ lão mà ôm
vào thì chắc chết không kịp ngáp.
Một siêu thị lớn mọc lên ngay bên cạnh...
Đang
lúc bí bách, lão đã tính đến nước phải rút lui trở lại cố hương để sinh sống. Bỗng
nhận được tin hung từ bên Lu-me. Bà chị ruột kính mến đột ngột qua đời. Mà cho
đến tận bây giờ cũng không ai rõ được nguyên nhân căn bệnh. Khó mà tin được vì bà rất khỏe mạnh. Nhà sư chùa Nam
hải Phổ Đà chỉ phán mỗi câu ngắn gọn: “A Di Đà Phật. Căn số của thí chủ đã đến ngày tận. Không
cưỡng lại được”.
Thật bi ai, thương cảm vô độ… Cầu xin cho vong linh bà chị
được siêu sinh tịnh độ, yên nghỉ thanh thản nơi Suối vàng. Rất nhiều người chia
sẻ nỗi buồn. Vì sinh thời, bà chị luôn
tìm cách giúp đỡ người khác. Nào là
dành thời gian đi hỏi thăm người ốm tại nhà riêng hay tại bệnh viện. Nào là ma
chay phúng viếng. Thế mà lúc bà chị lâm chung tại bệnh viện, lại rất ít người
biết đển.
Bà chị ruột Therese DO (1935-2003)
Cũng
chính vào cuối năm ấy, cậu con trai út của lão đang làm công việc sửa chữa tại
trường trung học Pháp đường Cô-lạc-đâu. Vào giờ
nghỉ trưa đi lang thang. Đột nhiên cậu ta phát hiện xế bên kia đường có cái biển đề “For Sale” (cần
bán) treo trên gốc cây vải trước ngôi nhà bị
cành lá xum xuê che
khuất. Có nghĩa là cái ngôi nhà này đang cần bán. Thực ra nếu đi ngoài đường
cái thì cũng it người nhìn thấy cái biển này. Thế là cậu ta ba chân bốn cẳng
chạy tót về nhà gọi bố đi xem.
Biển đề bàn nhà
Bên phải là Ngôi nhà lý tưởng. Sau lưng hướng Tây Bắc là núi.
Trước mặt hướng Đông Nam là biển...
Ngôi
nhà thật lý tưởng. Mặt tiền quay ra đường trục giao thông chính, hướng đông
nam. Xế bên kia đường là Trường Trung học Pháp. Phía sau nhà là vách đồi. Phía trước hướng ra vịnh lớn
xanh biếc nước biển. Đúng là sơn thủy hữu tình. Mở sách phong thủy ra xem thì
hướng này rất hợp với tuổi trâu bò của lão. Ngay chiều hôm đó liên lạc với cơ
quan đại diện mua bán nhà đất. Vì chủ ngôi nhà lại sinh sống
ở mãi tận bên ăng-lê Anh quốc. Nói thì chậm nhưng thủ tục về việc mua bán thực
hiện rất nhanh. Vì họ cần bán mà lão thì cần mua.
Quán hàng cây vải đường Cô-lạc-đâu..
Rơi vào
“mê cung”
Nói
“Tay không bắt giặc” cũng không phải quá đáng, Vừa dồn vốn đầu tư vào việc mua
nhà ở VN. Lại vừa dồn tiền vào việc giải quyết đưa cả nhà sang đây định cư. Đang
còn nợ đìa ra. Thế là điếc không sợ súng: lão đã dám nhắm mắt thò tay kí cái
văn bản thỏa thuận của thế kỷ: trong vòng hai tuần phải hoàn tất thủ tục mua
bán nhà. Nhưng sự đời thật trớ trêu...
Hết sức bất ngờ và cực kì oái oăm là lúc 16h00 tức 4 giờ chiều hôm thừ sáu cuối tuần, lão nhận được cú điện thoại là phải nộp ngay tiền đặt cọc là 6 ngàn đô Mỹ trước 17h00 tức 5 giờ chiều ngày hôm đó. Nếu không thì sau giờ hẹn, họ sẽ hủy hợp đồng và bán ngôi nhà này cho người khác !!!!
Cú điện thoại gây bức xúc lúc 4h00 chiều...
Hết sức bất ngờ và cực kì oái oăm là lúc 16h00 tức 4 giờ chiều hôm thừ sáu cuối tuần, lão nhận được cú điện thoại là phải nộp ngay tiền đặt cọc là 6 ngàn đô Mỹ trước 17h00 tức 5 giờ chiều ngày hôm đó. Nếu không thì sau giờ hẹn, họ sẽ hủy hợp đồng và bán ngôi nhà này cho người khác !!!!
Chỉ cần nộp 60 tờ bé nhỏ này thôi trước 5h00 chiều...
Đồng
nghĩa với viêc có người đã dây vào cuộc các vị ạ. Cái ngôi nhà mà hàng cục năm nay không ai thèm để ý đến. Kể
cũng hơi lạ. Lão luôn ý tứ không để một ai biết việc lão mua nhà. Thế mà tự
nhiên có kẻ phá bĩnh. Bọn này cũng ma giáo thật. Quý vị có tưởng tượng được cái
tình hình éo le ngàn cân treo sợi tóc của lão lúc này không?
Ngân hàng đã đóng
cửa từ lúc 15h30 rồi. Xoay sở ra sao đây? Lão tá hỏa. Tài khoản trống rỗng của
lão vừa được cháu Rô be con trai bà chị cả rót cho vay 9 ngàn đô. Có tiền nhưng
không rút ra được. Vì ngân hàng đã đóng cửa. Đồng hồ trên tường cứ tích tắc
hoài. Cây kim vô cảm nhích lên từng nấc. Sốt cả ruột. Khoảng cách thời gian còn
rất ngắn. Lão vò đầu bứt tai. Ruột gan rối hơn tơ vò…
Ngân hàng đã đóng cửa với bảng ghi "Closed"...
Thẫn thờ ngước nhìn lên tường chợt thấy Bác đang mỉm cười...
Họa
vô đơn chí... Vậy lão có tìm được
diệu kế gì để thoát ra khỏi cái mê cung này không? Xin mời quý vị đón xem hồi
sau sẽ rõ…
Câu chuyện phiêu lưu của lão Văn còn dài dài. Xin hẹn quý vị vào dịp tới
Xin mời quý vị ãy click vào link dưới đây
để nghe bào hát "Tạm biệt"
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc
giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân
đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :
Xin chúc mọi người luôn
vui vẻ, khỏe
mạnh và hạnh phúc.
Chuyện mua nhà của bác Jean van Jean mà hấp dẫn như phim vậy. Bác viết tiếp đi bác, cháu đã đi bộ qua đường Colordeau này rồi mà không biết nhà bác ở đó để... ghé qua chơi! :D
Trả lờiXóaXin chào và thành thực cảm ơn cháu Thái Hoàng Đặng đã xem và chia sẻ.
XóaBác đã chuẩn bị bài viết tiếp theo. Nhưng vì thời gian qua mắc bận nhiều nên chưa chuyển tải vào Blog được.
Có thể là mấy bữa nữa sẽ đăng tải.
Chúc cháu vui khỏe và may mắn...