Translate

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Tập 7. Lênh đênh trong giông tố bão bùng...


Lão Văn PHIÊU LƯU KÝ

TÁI HỒI TÂN TH
Hay câu chuyện trở lại nơi sinh thành



 Jean Vanson ghi theo lời kể của lão Văn


LỜI NÓI ĐẦU

Người viết truyện xin phép được mượn lời của bài hát « NGÀY VỀ » của nhạc sĩ Hoàng Giác, với mong muốn  mô tả được một phần tâm trạng của  ba mươi sáu cái lênh đênh về cuộc đời  ba chìm bẩy nổi của lão Văn. Đúng như bà Thầy bối ở Chùa Vẻn Hải phòng đã phán năm xưa.
… Tung cánh chim tìm về tổ ấm 
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm 
Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi 
luyến tiếc bao ngày xanh. ..
… Trên đường tha hương, vui gió sương 
riêng lòng ta mang mối nhớ thương 
âm thầm thương tiếc cho ngày về 
tìm lại đường tơ nay đã dứt …
… Nhắp chén men say còn vương bóng quê hương 
dừng bước tha hương lòng đau. …





Tập bẩy - tiếp theo kì trước
Lênh đênh trong giông tố bão bùng...



 Con thuyền nhỏ xíu như tầu lá trên biển khơi  (ảnh minh họa internet)

... Những ai có dịp may mắn được lặn lội trong cảnh bão tố trên biển khơi mênh mông mới thấy hết được thế nào là cái tai họa ngàn cân treo sợi tóc. Con thuyền nhỏ xíu lạc lõng quay cuồng trong đêm tối mịt mùng giữa biển khơi bao la bát ngát. Không hiểu tại sao sóng to gió lớn như thế mà thuyền không bị lật úp mới là điều lạ. May quá! Sau mấy tiếng đồng hồ khốn đốn ngoài biển khơi. Chợt phát hiện phía trước mặt có ánh đèn le lói thoáng hiện thoáng biến. Một lúc sau mới nhận định được ánh sáng đó chính là ngọn hải đăng ở Ba ngò (Phare de Pango). Mọi người reo hò vui sướng như vừa thoát được cõi âm ty. Có lẽ hồi xưa thủy thủ đoàn của nhà hàng hải Kha Luân Bố (Christophe Colomb) sau mấy tháng lênh đênh trên đại dương, khi phát hiện đất liền của châu lục chắc cũng chỉ vui sướng đến thế là cùng...


 Vô vọng nhìn thấy ánh đèn hải đăng (ảnh minh họa internet)


Oái oăm thay! Đúng lúc đó thì máy tầu tắt ngấm. Loay hoay mãi mới tìm ra nguyên nhân: hết xăng. May mà trên thuyền có cái bơi chèo. Thế là mấy thằng thay nhau chèo. Đến khi mệt lử thì cũng không còn thấy ánh đèn hải đăng đâu nữa. Hóa ra thuyền đã vô tình lạc vào dòng hải lưu nước triều ròng. Càng ngày thuyền càng xa bở. Mệt quá, mấy thằng ngủ thiếp lúc nào không hay. Mặc cho mưa ào, sóng vỗ...


 Sóng dữ biển khơi trong giông tố...(ảnh minh họa internet)


... Mờ sáng, một cú va đập mạnh làm cho họ tỉnh giấc. Thuyền đã va vào đá. Hú vía! Mấy thằng vội nhẩy ào xuống biển kéo thuyền vào bờ. Không còn xác định được phương hướng. Không biết đất này thuộc đảo nào đây nữa. Cây cối um tùm, lưa thưa mấy cây dừa trĩu quả. Không thằng nào đủ sức để trèo hái quả. Đành đi nhặt mấy trái dừa khô đang lên mầm non. Bổ ra lấy phổi ăn đỡ đói. Một lúc sau, tỉnh hẳn mới chia nhau đi tìm sự sống trên cái đảo xa lạ này.


 Hóa ra bị trôi dạt vào đảo này tên gọi Ngu-na (ảnh minh họa internet)


Sợ lạc đường nên mấy thằng chia thành hai tốp . Chưa được 50 mét thì gặp núi đá tai mèo dựng đứng sắc như dao. Đành quay lại nơi để thuyền. Trên đương đi gặp vô vàn là cua. Hàng đàn cua đất đông như kiến. Một vài chú cua dừa to đùng cũng đi mò thức ăn sau cơn mưa. Lạ mắt nhất là được tận mắt thấy cảnh cua dừa đang dùng còng bẻ đôi trái dừa khô. Cồng chúng khỏe như cái ê-tô bẻ vỡ sọ dừa. Rồi cắp nát cùi dừa đưa vào miệng ngon lành như ta ăn cháo vậy. 



 Cua dừa có tài bóc dừa ăn ngon lành như nhai kẹo...(ảnh minh họa internet)

Thôi thì cũng tranh thủ bắt mấy con về ăn cho đỡ đói. Nhưng làm thế nào để ăn? Diêm và bật lửa không có. May mà gần đó có cái hang đá nhỏ có it củi khô. Lại bắt chước dân địa phương: mài gỗ lấy lửa. Thế là thi nhau trổ tài dùi gỗ lấy lửa như thời kì đồ đá. Mãi nửa tiếng sau, bàn tay bắt đầu rộp đỏ, bùi nhùi mới chịu bắt lửa. Thằng nào cũng nghĩ là mình vừa lập được một kì công: “tay không, tạo lửa”. Cua nướng trên lửa hồng sao ngon thế. Hay là đói quá thấy ngon? Thằng trẻ nhất trong bọn leo lên cây dừa hái quả. Vừa ăn vừa uống. Cảm thấy ngon như vừa được thưởng thức bữa ăn tại khách sạn năm sao vậy.



 Bắt chước người xưa: Tay không cũng nhóm được lửa (ảnh minh họa internet)


   

Tranh thủ đi bắt ít cua dừa và cua đất. Lại gặp may nữa rồi. Mãi đến gần trưa mới gặp được mấy người dân bản xứ đang chèo thuyền đi câu cá gần đó. Mừng rớ khôn tả. Ra sức hò hét để gọi. Hình như họ điếc không nghe thấy tiếng gọi. Hóa ra không phải. Gió thổi ngược chiều nên h không nghe thấy là phải. Mấy thằng vội chất lá dừa khô và cành cây thành đống và đốt. Lúc sau một cột khói bốc lên cao. Thế là họ nhìn thấy và bơi thuyền vào bờ. 


 May quá! có dân làng chèo thuyền qua...(ảnh minh họa)


Hỏi thăm thi hóa ra đảo này cũng gần với nơi thuyền bị giông bão đêm qua vài chục cây số. Họ bảo đảo này tên goi Ngu-na. Phía bắc đảo không người vì toàn núi đá. Sau khi nghe biết đầu đuôi câu chuyện. Họ đè nghị là chèo thuyên theo. Họ dẫn đường về tới đất liền nhanh nhất mà không bị nguy hiểm. Họ thông thuộc luồng lạch ở đây như bàn tay của họ.



 Bến bãi nơi tập kết  (ảnh minh họa)


Mãi chiều tối mới cập bờ đất liền. Đúng địa điểm tập kết, nơi để xe và rơ-móoc dùng để kéo thuyền... Moi người vui như Tết. Thoát được nạn thật là một kì công. Chả ai tin được. Lục tìm trong xe còn mấy lon Vì bia vợ bỏ (Bia VB) chia vui thoát nạn. Ngay trong đêm vội vàng kéo  thuyền xuyên qua rừng ra đường quốc lộ. (Thảm kịch ngoài biển khơi vẫn cứ lởn vởn trong đàu óc già nua của lão cho đến tận bây giờ...)


 Chặt phá cây cối mở đương xe đi,,, (Ảnh minh họa)

Chưa hết. Tai ương vẫn cứ bám sát bọn này. Đường mòn ra đường cái chưa đầy trăm mét đã bị cây cối chặn ngổn ngang làm tắc đường. Té ra cơn giông vừa rồi đã hỏi thăm vùng đất này. Đành phải ngủ đêm ngay trong xe. Sáng hôm sau, thay nhau chặt phá cành cây mở đường. Mãi gần trưa mới đưa được thuyền ra đướng cái.


 Cây cầu ngầm bằng xi măng ở Kich-cai sau khi dọn dẹp tạm lấy lối xe qua


Tai ương chưa buông tha đâu các vị ạ. Xe chay được khoảng hơn chục cây số tới bờ suối Kích-cai (Creek Ai). Eo ơi! Không nhìn thấy cầu ngầm đâu nữa. Té ra, sau cơn giông thì những trận mưa nhiệt đới đã đổ xuống triền núi Mạc-đô (MacDonald) gần đó gây nên lũ lụt. Nhìn nước lũ đỏ ngòm đang cuồn cuộn chảy như thác, cuốn trôi những cành cây và rác rưởi mà ngao ngán. Lập tức quay đầu xe tính nước chạy theo hướng ngược chiều vòng quanh đảo. 


Cây cầu sắt qua suối này đã biến mất tiêu (ảnh minh họa)


Đường sá quá xấu toàn ổ voi. Nên hàng  hơn tiếng đồng hồ sau xe mới chạy được khoảng 20 cây số đến suối Si-vi-ri. Thằng nào cũng ngỡ ngàng hoảng hốt. Không tin ở mắt mình nữa. Cây cầu bằng sắt đã bị lũ cuốn trôi ra biển. Đi mắc núi, trở lại mắc sông. Đành quay trở lại Kích-cai ngồi chờ. Đến khoảng nửa đêm hôm đó thì nước rút. Mấy tiếng đồng hồ sau, vất vả lắm xe và thuyền mới vượt qua được cầu ngàm chưa đầy 20 mét. Vì phải dọn đá và cây cối nằm ngổn ngang trên cầu. Mệt lử nhưng thằng nào cũng tỉnh táo. Trừ lão Văn. Chuyện xả xì-tét (stress) dài dòng không nói nữa...


Thời gian trôi đi êm ả. Bỗng một hôm. Vừa bảnh mắt. Còn đang ngái ngủ thì những tiếng hô hoán, tiếng loa,  tiếng thét, tiếng chửi rủa xen lẫn những tiếng va đập chát chúa ngoài đường cái đã làm lão tỉnh giấc. Chạy vội ra ngoài thấy đèn đuốc sáng rực dọc đường ngay trước siêu thị.  Phía trước mặt, những cụm khói đen đang lan tỏa kín cả  một khoảng trời...Hồi chiến tranh ở VN, lão đã từng vào sinh ra tử dưới mưa bom đạn rít. Đã từng chứng kiến cảnh nhà cửa bị bom tàn phá khốc liệt như thế nào. Nay sang đây lại chứng kiến thêm cảnh tàn phá không phải do máy bay mà do chính bàn tay con người. Bằng búa rìu,  mã tấu, cuốc xẻng, gậy gộc và đá cuội v.v... Mấy cha bảo vệ kháo nhau: bạo động! Tại sao? Không ai biết.



Nguyên nhân sâu xa của vụ việc như thế nào không rõ. Chỉ biết rằng trong ba ngày đêm liên tiếp. Trời nóng gắt gao thêm tình hình căng thẳng làm cho không khí hầm hập như trong lò lửa. Vì khắp các nẻo đường từ sáng đến đêm không ngớt tiếng la ó, hò reo, hô hoán các kiểu làm  vang động các phố xá và cà núi rừng âm u. Những  đoàn người từng tốp, hung hăng dàn hàng ngang giữa đường. Kéo dài từ khu vực Tagabe ra tận các  ngóc ngách trong thành phố. Tưởng như đang có chiến tranh đến nơi. Không thấy mặt mũi cảnh sát đâu cả. 


Cuộc bạo động kéo dài trong mấy ngày liên tiếp đã gây tổn thất nặng nề cho một số cửa hàng và cơ sở sãn xuất.  Đồng thời đã làm tê liệt hầu hết các hoạt động xã hôi. Từ trường học đến chợ bua, của hàng đều nhất loạt đóng cửa. Một số doanh nghiệp và tư nhân cũng bị đập phá nhà cửa, xe cộ. Chắc là do được báo trước nên các vị chủ nhân đã lẩn trốn. Nhà nươc đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp và thiết quân luật.

 Thành phố trong tình trạng giới nghiêm (ảnh minh họa internet)

Trong lúc hốn quân hỗn quan, bọn cơ hội tranh thủ thuê cả xe ô tô tải đến nơi đập phá để hôi của. Cũng lạ là họ chỉ đập phá từng điểm, từng cơ sở mà thôi. Về sau này mới biết là tất cả những nơi bị đập phá đều nằm trong danh sách sổ đen của họ. Có nghia là những đối tượng này đều có liên quan đến vụ việc. Để bảo đảm an toàn, Cơ quan đã cho phép lão Văn tạm rời đến một địa điểm kín đáo để lánh mặt. Vì lão là người nước ngoài. 


Cảnh đốt phá trên khu phố nọ (ảnh minh họa internet)

Bởi thế lão mới có thời gian rảnh để cùng với mấy ông bạn liều lĩnh đi xem xét hiện trường và hậu quả của các cuộc bạo động. Một số nhà vừa bị đập phá vừa bị đốt cháy. Thảm hại vô cùng. Tinh thần dân chúng hoang mang suy sụp. Hàng tháng trời không còn ai dám ló mặt ra đường ban đêm nữa. Khủng khoảng tinh thần và nỗi ám ảnh lo âu về một cuộc bạo động mới kéo dài trong suốt mấy tháng trời.

   

Nghe đâu sau này những người bị hại ít nhiều cũng đã được đền bù. Còn ai là người chịu trách nhiệm đền bù cũng không biết nữa. Canh sat cũng vào cuộc. Một số hàng hóa tài sàn được thu hồi. Thế rồi mọi việc cũng lại đâu vào đấy. Sau giông bão, cỏ cây mọc xanh trở lại. Có mấy vị đọc tới đây đã gửi tin nhắn hỏi lão Văn thế này: Trong suốt cả thập niên chưa thấy lão nhắc nhở gì đến cộng đồng người Việt nam đang sinh sông trên mảnh dất này...


Nhà thờ Giáo xứ Thiên môn - một trong nhưng di sản văn hóa của 
Cộng đồng người VN tại Tân đảo New Hebrides/Vanuatu

Nhớ lại thời kì đầu mới chân ướt chân ráo trở lại nơi đây. Người ta đã nhắc khéo: “Đáo giang tùy khúc, Nhập gia tùy tục”. Cái máu hăng tiết vịt của tuổi thất tuần vẫn mạnh m dâng trào trong huyết quản lão lúc nào không hay biết. Kể cũng lạ. Nghe đồn trong suốt hơn chục năm dài, Hội đoàn của người Việt ở đây im hơi lặng tiếng. Đến độ người ta nghĩ là không có tổ chức nào khác ngoài Hội đồng giáo xứ Thiên môn của Cộng đồng Công giáo VN. Hồi đó lão được nghe nhiều về hậu quả của siêu bão UMA năm 1987 đã tng băm nát xứ sở này. Lại nghe đồn số tiền hơn bốn ngàn đô của bà con bên Lu-me quyên góp ủng hộ những gia đình gặp khó khăn do hậu quả của bão. Chưa một ai nhận được tiền cứu trợ. Tiền đó đã bốc hơi không còn dấu vết.


Chiêu đãi nhân dịp ĐS Vũ Chí Công (đứng bên phải)  trình quốc thư năm 2001
Chủ tịch Ái hứu Đinh Văn Thân - Phó chủ tich Trần Văn Bình

Rồi bỗng dưng năm ấy, sau hàng cục năm im hơi lặng tiếng. Hội Ái hữu đã triệu tập họp. Lão Văn đã được bầu làm tổng thư kí Hội. Chỉ vì lão biết tiếng Việt hơn anh chị em ở đây một chút. Trong suốt mấy năm làm việc, lão luôn được giao trọng trách đon tiếp các sứ giả của VN ghé thăm Vanuatu. Như các vị đại sứ Vũ Chí Công, Nguyễn Thanh Tân, Hoàng Vĩnh Thành, Lương Thanh Nghị. Rồi sau này  có cả Thứ trưởng Ngoại giao Việt nam Nguyễn Phú Bình. Trong đoàn lại có cả chị Vũ Quý,  vđồng hương gốc Santo nữa. Đặc biệt là đoàn làm phim TSF TP Hồ Chí Minh do các ông Nguyễn Hồ và Đào Anh Dũng chỉ đạo đã để lại ân tượng sâu sắc..

Chùm hình ảnh ghi lại cuộc đời hoạt động Xã hội của 
lão Văn ở Vanuatu trong thời gian từ 1996 đến nay 


 Thủ tướng Ham Lini chiêu đãi Thứ trưng ngoại giao VN Nguyễn Phú bình

Chiêu đãi Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình và đoàn Ngoại giao VN


Hướng dẫn ĐS Nguyễn Thanh Tân và Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình
cùng đoàn tùy tùng viếng Bia mộ Liệt sỹ tại Nghia trang Port Vila Vanuatu


Tiếp kiến ĐS Hoàng Vĩnh Thành và phu nhân tại sân bay

Chủ tịch Ái hữu Đinh và con gái tiếp kiến ĐS Hoàng Vĩnh Thành tại KS Lagon


Tiếp kiến ĐS Lương Thanh Nghị và Phu nhân cùng Tham tán Nguyễn Đăng Nghĩa
tại Khách sạn GRAND Hotel Port Vila


Tiếp đón đoàn làn phim TSF do ông Nguyễn Hồ và Đào Anh Dũng đao diễn 
phim "Ký sự Tân đảo (New Caledonia - Vanuatu"


Đoàn công tác Bộ Văn hóa Việt nam



Minh Sương và Vũ Đại - Chuyên viên tiếng Pháp trương ĐH Ngoại ngữ Hà nội sang Vanuatu công tác


 Cô giáo Diệu Hương - nghệ sĩ múa - Họa sĩ - Nhạc sĩ của Hà nội trong ban giám khảo 
cuộc thi ca nhạc khối nói tiếng Pháp tổ chức tại Port Vila Vanuatu



Gặp gỡ với Đoàn VK Niaoulis-Bouraos hành hương trở về thăm lại cội nguồn
do các ông Trịnh Tài và Trần Ngọc Bích dẫn đầu


Gặp gỡ với anh chị em VK TTG - TĐ hành hương trở về thăm lại quê hương
thứ hai tại Noumea và Port Vila






Cũng trong suốt thời gian ấy, lão Văn đã được dự bao nhiêu đám tang của các cụ chân đăng phu mộ cuối cùng như Bà cụ Hỷ, Bà Trữ, Bà Tích, Ông Nguyễn viết Đôn, ông Trừ Văn Quả, ông Phùng văn Lay tức Xưa,  bà Trọng v,v... Và cả những đám tang của anh chị em Việt kiều thế hệ thư hai, thứ ba như: anh Georges Trinh quang Khanh, anh Đinh văn Xứng, anh Nguyễn Văn Long, anh Bernard Hy, bà HuĐàn v.v....


Thành tâm Kính viếng hương hồn các bậc lão thành và bà con anh chị em thân quen
đã bỏ mình nơi đất khách quê người
"Than ôi! Đồng bào ta đã theo Chim Hồng bay về phương Bắc,
Tiếc thay! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam"

Câu chuyện phiêu lưu của lão Văn còn dài dài. Xin hẹn quý vị vào dịp tới


Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo  Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :
Xin chúc mọi người luôn
vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.

6 nhận xét:

  1. "Để bảo đảm an toàn, Cơ quan đã cho phép lão Văn tạm rời đến một địa điểm kín đáo để lánh mặt. Vì lão là người nước ngoài".
    Cuối cùng, vẫn còn may mắn! Ở hiền gặp lành mà...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Nhạt Tân Hà,

      Thành thực cảm ơn bạn đã xem Blog và chia sẻ động viên.
      Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe và hạnh phúc...

      Xóa
  2. Ba chìm bẩy nổi chín lênh đênh!
    Những việc làm trên các cương vị của anh thật đẹp! Chúc mừng anh! Hẹn gặp lại!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Hoang Việt Quân thân mên,

      Rất hân hạnh và xin chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm Blog và có lời chia sẻ đông viên tốt đẹp. Bà bói ở Chùa Vẻn HP năm xưa phán thế này: "Người ta 3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh. Riêng chú mày phại chịu tới 36 cái lênh đênh kia". Bà bói quá là giỏi.
      Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc...

      Xóa
  3. Kính gửi ông Jean Van Son và bà con việt kiều ở tân đảo.Tôi tên là Lê Gia Tịu năm nay 90 tuổi,ở thôn Mai Động xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Vừa qua được xem ký sự Người Việt ở Tân Đảo và đọc blog của ông.Tôi mong muốn kính nhờ ông và bà con việt kiều để tìm được người anh của tôi đi mộ phu ở Tân Đảo.Tên ở nhà là Lê Gia Nhị sinh năm 1915 ra đi vào năm (1937->1939).Vào năm 1960 ông Nhị có gửi thư về quê 2 lần lấy tên là Lê Văn Nhị và tôi gửi thư trả lời sang .Từ đó tới nay mất liên lạc.Thời Pháp thuộc quê hương tôi có địa chỉ là thôn Mai (làng Môi) xã Mai Động tổng Mai Động huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Gia đình tôi kính mong ông cùng bà con việt kiều nhiệt tình giúp đỡ tra cứu,liên hệ,hướng dẫn xem ông Lê Văn Nhị và hậu duệ của ông Nhị còn ai không. Qua trang thư này tôi xin gửi tới ông cùng bà con việt kiều lời cảm tạ sâu sắc nhất.
    Nếu có tin tức gì xin ông liên hệ qua số điện thoại 09139007661 hoặc gmail:legiatinhhn@gmail.com (của con trai tôi)

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa