Lão Văn
PHIÊU LƯU KÝ
TÁI HỒI TÂN THẾ
Hay câu
chuyện trở lại nơi sinh thành
Jean Vanson ghi theo lời kể của lão Văn
LỜI NÓI ĐẦU
Thay cho Lời nói đầu. Người viết truyện xin phép được mượn lời của bài
hát « NGÀY VỀ » của nhạc sĩ Hoàng Giác, với mong muốn mô tả
được một phần tâm trạng của ba mươi sáu cái lênh đênh về cuộc đời
ba chìm bẩy nổi của lão Văn. Đúng như bà Thầy bối ở Chùa Vẻn Hải phòng đã phán
năm xưa.
Bài hát Ngày về của Hoàng Giác
… Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm
thắm
Nhớ phút chia ly, ngại
ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày
xanh. ..
… Trên đường tha hương, vui
gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ
thương
âm thầm thương tiếc cho
ngày về
tìm lại đường tơ nay đã
dứt …
… Nhắp chén men say còn
vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng
đau. …
TẬP SÁU
Lên bổng xuống trầm...
Căng thẳng đến tột
đỉnh. Phải gấp rút trở lại Vila trong vòng 48 tiếng. Không rõ chuyện lành hay
dữ đây. Đã thế, cái xe cam nhông mới khự
lại đi công viếc xa chưa về. Tay giám đốc đành lấy chiếc xe cà tàng chở lão ra
sân bay. Lọc cọc đến nửa đường thì xe xịt lốp. Lốp dự phòng lại không có. Kiểu
này lỡ chuyến bay là cái chắc. May quá, nửa tiếng sau có cái xe buýt nhỏ chạy
qua. Khi ra tới sân bay No-súp thì được nghe thông báo là máy bay có sự cố. Phải
chờ kiểm tra xử lí kĩ thuật. Hú hồn, Như vậy là trong cái rủi vẫn có cái may. Đêm
hôm ấy lại quay trở lại nơi làm việc để chờ chuyến bay sáng hôm sau.
Chim vẹt thi nhau hót
Qua cơn bĩ cực đến
tuần thái lai. Sáng tinh mơ, một đàn chim vẹt mầu sắc sặc sỡ ở đâu bay tới đậu
kín cây roi đang trổ hoa ngay trước nhà. Chúng thi nhau hót vang cả khu vực.
Sau hai tiếng đồng hồ, con chuồn chuồn cũng hạ cánh an toàn xuống sân bay
Bauerfield. Cái ngỡ ngàng đầu tiên là đích thân phó tổng giám đốc của đại siêu
thị ABM ra đón. ABM đây là “A-Bo-Ma” quý vị ạ. Không lại nhầm lẫn với
“Aluminium Boats and Marine”, xí nghiệp đóng tầu ABM mà lão Văn đã khởi nghiệp
khi mới trở lại nơi đây năm kia. Lần đầu lão được tiếp xúc với tay phó tổng
này. Hắn còn trẻ măng. Đẹp trai và rất cởi mở. Trên dưới ba chục xuân xanh. Hắn
tự giới thiệu và đưa lão Văn thẳng về chi nhánh của đại siêu thị. Cách sân bay
chưa đến năm cây số.
Siêu thị ABM Man lét
Siêu thị này có cái
tên là ABM Man-lét. Nằm giữa khu vực Te-ka-bo và Ta-ga-be. Tới nơi, anh ta
triệu tập ngay cuộc họp chớp nhoáng với các cán bộ đương nhiệm của chi nhánh,
gồm có: giám đốc, phó giám đốc điều hành siêu thị và các quản đốc. Giàm đốc
điều hành ở đây cũng dân ngoại quốc, một người Miến điện (Birmanie/Myanmar) quý
vị ạ. Tên hắn ta là Cu-đơ. Trạc độ bốn
chục. Hoạt bát và đẹp trai lồng lộng nếu không bị tí rỗ huê. Và chỉ nói được mỗi thứ tiếng Anh. Phó tổng nói
tóm tắt nội dung và giới thiệu với mọi người là lão Văn được chỉ định thay chân
giám đốc đương nhiệm vì đã hết hạn hợp đồng ba năm.
Trạm Xăng dầu
Đây mới thực sự là cú “sốc”
đối với lão Văn quý vị ạ. Y chang một tiếng xét. Lão ngỡ ngàng, bàng hoàng đến
mức không còn tin là sự thật nữa. Vì lão đâu có nghĩ là có ngày được đề bạt làm
giám đốc một siêu thị lớn? Cùng lúc ấy, phó tổng mới đưa quyết định bổ nhiệm
cho mọi người xem. Và nói rõ nhiệm vụ của giám đóc mới là sẽ cùng với Công ty ổn
định lại tình thế rối bời hiện nay v.v.... Nhiệm vụ thật nặng nề. Tất nhiên là
tất cả cán bộ ở đây cũng như lão Văn đều ngơ ngác, ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng của lão
là tự nhiên được bay bổng lên tận mây xanh mà không được báo trước. Ngỡ ngàng
của các vị đương nhiệm cũng chả kém gì lão nhưng ngược chiều và ở những góc độ
khác nhau.
Tay giám đốc Cu-đơ thì
đinh ninh là sẽ được gia hạn và kí kết hợp đồng mới. Tay phó giám đốc lại nghĩ:
nếu giám đốc Miến thôi việc thì chính hắn sẽ là người thay thế vào chức vụ này (Xin lưu ý là tay phó giám đốc này chỉ làm việc dưới trướng lão Văn có năm
tháng. Sau trở thành Thị trưởng Thành phô. Rồi mấy năm sau lại nhẩy lên chức bộ
trưởng Bộ Nội vụ). Thế mà tự nhiên Tổng Công ty lại đi tha
lôi một thằng cha vơ chú váo ở đâu tới. Mà cũng lại là người nước ngoài. Nhìn
nét mặt từng người, linh tính đã báo cho lão Văn thấy ngay cơ sự chẳng lành,
trước một tình thế cực kì khó khăn mà lão sẽ vấp phải. Đây là tình huống phải
đối mặt với những con người có trình độ học thức, có máu mặt hẳn hoi. Chứ không
phải như những dân địa phương hoặc người rừng lạc hậu ở đảo Ma đâu nhé.
Chỉ trong vòng mấy
ngày mà vai trò của lão đã hoàn toàn thay đổi. Lão vẫn nửa tỉnh nửa mê như đang
vi vu trong mộng. Từ một trợ lý quèn ở
hòn đảo xa xôi bỗng dưng trở thành giám đốc điều hành một siêu thị lớn. Có mơ
cũng chả tin được. Ngay hôm ấy lão đã được chỉ định tiếp nhận ngôi nhà gần 80
m2 mà giám đóc Miến đang ở. Với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Ngôi nhà được xây
tiếp giáp với siêu thị. Thật là lý tưởng. Vượt xa sức tưởng tượng của lão. Mãi
sau này Tổng Công ty mời cho biết là căn cứ vào những thành quả cồng hiến của lão
tại đảo Ma trong năm vưa qua nên đã quyết định điều động lão về thay chân giám
đốc người Miến. Mọi thứ bị chao đảo nhanh chóng, lộn tùng phèo hơn cả chuyến
bay suýt toi mạng bữa trước.
Một điều hơi lạ lùng.
Khi biết tin lão Văn được đề bạt làm giám đốc, bà con và bạn bè thân quen hết
sức ngạc nhiên. Chỉ có mấy người nhà và bạn bè thân cận gọi điện hỏi thăm và
chia sẻ với tất cả sự... lo lắng nữa. Họ nói toạc ra rằng: thà lão cứ ở bên đảo
Ma làm ăn thì sẽ tốt hơn là về bên đây. Họ không lộ vẻ vui mừng mà còn có ý lo
cho lão nữa chứ. Thế mới lạ kì.
Chưa kịp hưởng trọn
vẹn cái vui thì nỗi lo ngàn cân đã đè nặng tâm can lão. Hóa ra lão đã được tiếp
nhận một cơ ngơi cực kì phức tạp. Mà ở đây mọi người cũng đã nắm bắt được ít
nhiều sự thật đang xẩy ra ở bên trong và bên ngoài cái siêu thị này. Trăm sự
không tránh khỏi cái số. Bởi vậy ai cũng đều quan ngại và mong muốn chia sẻ sự
lo lắng với lão. Và cũng chính vì lẽ đó mà Tổng Công ty mới quyết định điều lão
từ đảo Ma về để ổn định lại tình hình rối rắm ở đây. Làm như lão là phù thủy
với cây gậy thần trấn ma không bằng. Cuộc phiêu lưu trong kế hoạch lùi một tiến
ba đã gần đến đích, nay lại xa dần. Cái vạn sự khởi đàu nan lại bắt đầu chuyển
sang thời kì mới. Kể từ cái giai đoạn rối mù của hôm nay.
Lửa thử vàng. Gian nan
thử sức. Một chiến tuyến về tâm lý bắt đầu hình thành. Lão phải đương đầu với
những thử thách mới với gần bốn chục con
người của siêu thị này. Những con người có thói quen đã và đang tác oai tác
quái tại địa bàn trong suốt ba năm qua dưới sự lãnh đạo của giám đốc Miến. Cán
bộ cấp trên có xuống kiểm tra giám sát thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mà
thôi. Đến tận lúc đó Phó tổng mới gặp riêng lão và trao đổi tình hình cụ thể của
khu vực này.
Công nhân viên siêu thi A Ba Ma
Sau một tháng nhận bàn
giao công việc và quan sát mọi thứ. Lão nhận thấy tình hình rối như tơ vò. Lão
đã được các cán bộ nhân viên ở đây nắn gân, nắn cốt đến nơi đến chốn. Làm cho
lão lao đao lên bờ xuống ruộng. Bên trong thì đã đành. Do giám đốc Miến buông
lỏng quản lí. Báo cáo lên cấp trên toàn chuyện đẹp. Hoàn toàn không có gì chê
trách. Cán bộ giúp việc điều hành thì an phận thủ thường. Hết tháng lãnh đủ
lương là ngon rồi, chả phải bận tâm. Công nhân thì mánh khóe đủ kiểu để ăn trộm
hàng, ăn cắp tiền. Giám đốc Miến có biết những chuyện đó không? Hắn biết thừa
đi, nhưng không có cách nào xử lí được. Vì bản thân hắn cũng dính vào những vụ
việc lem nhem ấy. Há miệng thì mắc quai nón. Cũng vì lẽ đó mà Tổng Công ty
không kí tiếp hợp đồng với hắn.
Lão Văn đã từng làm việc ở nơi đây 10 năm liền
Cái rối rắm bên ngoài cũng tệ hại không kém nhưng ở góc độ khác. Chả thế mà người ta mệnh danh khu vực Man-lét này là địa bàn của bọn đầu gấu, cao bồi đầu trâu mặt ngựa. Rất hiếm khi Tổng giám đốc xuống địa bàn này. Nếu có đi thị sát thì cũng phải có ít nhất hai, ba bảo vệ ngồi trên xe. Mấy thàng cầm đầu nhóm đầu gấu lực lưỡng sánh ngang võ sĩ quyền anh hạng nặng Mách Tai-sờn. Mặt mũi trạm trổ gân guốc. Bắp tay bắp chân cuồn cuộn như lực sĩ cử tạ. Ngay cái dáng đi khệnh khạng của bọn chúng cũng đủ làm cho thiên hạ phải ngao ngán.
Bức trướng - Quà lưu niêm của cựu giám đốc Cu-đờ người Miến điện
Người thân và bà con
quen biết lo cho lão là chí phải. Thời gian đầu lão đã cảm thấy nản. Lão đã tính
làm đơn xin trở lại đảo Ma. Nhưng cuối cùng lão quyết định bám trụ. Ý chí và lý
trí đã chế ngự được lão. Nhưng chắc do sĩ diện hão thì đúng hơn. Lão sợ mất mặt
với bàn dân thiên hạ. Lão nhớ tới lới thầy bói: “Chú mày cao số, luôn có người
âm phò trợ”. Có lẽ thế thật! Bao nhiêu phen tưởng toi đến nơi rồi. Nhưng đến
phút chót lại thoát dược y như một phép lạ kì diệu.
Ngoài đảo Am-rêm ra, ở
đây bà con ngại nhất là phải dằn mặt với dân Tò-mò và dân Tá-nả. Chính là quê
hương gốc gác của mấy tay đầu gấu nói trên. Chúng thường tụ tập ở cây xăng. Một
thằng đứng chặn đầu xe. Hai thằng áp hai bên buộc lãi xe phải xì một vài đô
chúng mới tha cho đi. Trạm xăng thưa khách dần. Những xe đỗ vào mua hàng ở siêu
thị cũng bị xin đểu như vậy. Chả trách doanh số bán ra ngày càng thụt dốc thảm
hại.
Thế rồi, việc gì đến
cũng đã đến, chỉ sớm hoặc muộn mà thôi. Một hôm lão đang ngồi làm việc ở văn
phòng thì bất ngờ, một thằng to cao lực lưỡng nhất bọn xộc vào. Hắn quát: “Mày
ở đâu đến, Mày có biết là thằng giám đốc trước luôn xì tiền chúng tao không? Nộp
ngay tiền nếu không thì tao sẽ cho mày biết lễ độ”. Hết sức bình tĩnh, lão giải
thích hoàn cảnh “chân ướt chân ráo”. Nói thì chậm, làm rất nhanh. Không để lão
nói hết câu. Hắn túm luôn cổ áo. Lão bị
nhấc bổng khỏi ghế ngồi nhẹ nhàng như người ta xách cái bịch bông. Thân hình
lão lúc đó cũng ngót nghét 70 kí chứ ít đâu. Hồn bay phách lạc. Lão ú ớ gọi mấy
cha bảo vệ. Chả thấy bóng dáng thằng nào cả. Cũng may mà lão giữ được bình tĩnh
nên không phản ứng gì cả. Có lẽ mỏi tay nên hắn đành buông con mồi rơi phịch
xuống ghế.
Không có lối thoát.
Lão đành chịu nén cơn bối rối và ôn tồn mời hắn ngồi nói chuyện. Lý do thực đơn
giản: Té ra từ trước đến nay, chỉ vì thất nghiệp không có việc làm nên bọn
chúng thường đến xin đểu tiền giám đốc Miến và chấn lái xe ở Trạm xăng. May
quá. Tình hình đang căng thẳng bỗng có chuông điện thoại réo. Phó tổng gọi đến.
Chộp cơ hội, lão đề nghị phó tổng nói chuyện với thằng cha ngồi trước mặt. Hóa
ra một ai đó đã gọi điện lên Tổng Công ty về sự việc vừa xấy ra. Thằng cha tiu
nghỉu xin lỗi. Chiều hôm sau, đích thân Tổng giám đốc đến làm việc với thằng cầm
đầu nhóm côn đồ khu vực cùng lão Văn. Hóa ra Tổng giám đốc lại là em ruột của
anh Giôn, bạn của lão Văn. Anh Giôn đã từng giúp lão đi bệnh viện cấp cứu khi
bị tai nạn mô-tô suýt chết cách đây hơn bốn chục năm rồi.
Sau gần 3 tiếng đồng
hồ đối thọai căng thẳng. Cuối cùng cũng đạt được thỏa thuân chung và kí kết văn
bản ghi nhớ. Phía côn đồ hứa từ nay sẽ không bao giờ gây rối trong khu vực ABM
nữa. Phía Tổng Công ty đồng ý cung cấp một số nguyên vật liệu, tạo điều kiên
cho phía côn đồ xây dựng nhà văn hóa trên đối kế bên. Đồng thời sẽ tuyển dụng
một số tên côn đồ khác có học vấn vào làm việc tại Công ty. Hôm sau bọn chúng
mang cái chiếu cói và con gà sống đến xin lỗi lão Văn. Tập quán ở đây là như
vậy. Đám ma cũng phúng chiếu. Đám cưới cũng mang chiếu làm quà tặng.
Trấn áp được phía
ngoài xong mới tính đến chuyện ổn định tình thế bên trong nội bộ. Thật rối rắm
như đi lạc vào mê cung. Thường thì người ta nói: trong êm ngoài ấm. Nhưng ở đây
lão bắt buộc phải làm ngược lại.
Sau sáu tháng tích cực
làm việc, lão cũng đã hoàn thành được nhiệm vụ. Diễn biến cụ thể như thế nào
xin được miễn giải thích vì tính chất phức tạp của nghề nghiệp. Chỉ biết là lão
đã khéo léo vận dụng Luật Lao động và từng bước ổn định tình hình. Đặc biệt là
không để lại hậu quả nghiêm trọng hay thù oán trong bọn này với lão. Thế là lão
được thảnh thơi một chút....
Trời tối sầm
Một ngày chủ nhật đẹp
trời. Như thường lệ, lão tham gia buổi đi câu ngoài khơi với mấy thằng bạn. Hôm
ấy trở giời thế nào mà câu được toàn loại cá bự. Hàng chục con thu bè mỗi con
trên ba chục kí. Buổi chiều, đang trên đường về, bỗng nhiên trời tối sầm. Bất
ngờ gặp cơn giông ngay giữa biển khơi mênh mông không nhìn thấy đất liên đâu
cả. Sóng lớn bắt đầu quất vào mạn thuyền. Con thuyền nhỏ dình lên dập xuống
theo từng đọt sóng. Thằng bạn lái tầu bình tĩnh lạ thường. Để tránh tai nạn đắm
thuyền, hắn ra lệnh vưt hết cá xuống biên. Tiếc đứt ruột. Mấy tạ cá thu ngon
chứ ít đâu? nhưng không thể làm cách nào khác được. Trong bóng tối dầy đặc, không
còn xác định được phương hướng. Có chiếc
la bàn thì cũng bị thất lạc ở đâu không biết nữa. Nước đã tràn vào khoang
thuyền. Mấy thằng thay nhau tát nước bằng cái xô nhựa thủng đáy. Trời ngày càng
tối đen. Mưa gió cũng ào ào thổi đến. Thật la tai họa. Mấy ông bạn theo đạo thi
nhau đọc kinh sám hối... Hoảng loạn đên tột đỉnh!
Liệu phen này có thoát được tai nạn hay không? Xin mời quý vị xem tiếp tập cuối với tựa đề: "An cư mới lạc nghiệp"
Xin mời quý vị hãy bấm vào link dưới đây để xem và nghe
bài hát "Thoảng giấc mơ qua"
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :
Xin chúc mọi người luôn
vui vẻ, khỏe
mạnh và hạnh phúc.
Cháu đọc một mạch hết cả loạt Phiêu lưu ký của bác. Vừa hay vừa hấp dẫn ạ. Chờ đợi kì tiếp theo của nhà văn!
Trả lờiXóaChào anh Hoàng Đặng Thái,
XóaTác giả bài viết rất vui và xin thành thực cảm ơn anh cũng như bà con độc giả đã đánh giá và chia sẻ. Tác giả sẽ post phần tiếp theo trong một vài ngày tới.
Chúc anh và gia đình luôn vui khỏe và may mắn...
Khiếp quá! Khiếp quá anh Đại!
Trả lờiXóaXin cảm ơn bạn Hoàng Việt Quân đã chia sẻ.
Trả lờiXóaĐó là chuyện có thật 99%. Chỉ có 1% thêm mắm muối thôi. JVJ đã từng nêm trải nguy nan ngàn cân treo sợi tóc nhiều lần đấy bạn ạ.
Chúc bạn và GĐ vui khỏe...:D <3