LÃO VĂN PHIÊU LƯU KÍ
Phần Hai
Trơ về Mái nhà xưa
Hay câu chuyện tái
hồi Tân thế của một VK
Jean Vanson biên soan và lên trang BLOG
LỜI NÓI ĐẦU
Thay cho Lời nói đầu. Người viết truyện xin phép được mượn lời của bài
hát « NGÀY VỀ » của nhạc sĩ Hoàng Giác, với mong muốn mô tả
được một phần tâm trạng của ba mươi sáu cái lênh đênh về cuộc đời
ba chìm bẩy nổi của lão Văn. Đúng như bà Thầy bối ở Chùa Vẻn Hải phòng đã phán
năm xưa.
Bài hát Ngày về của Hoàng Giác
… Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm
thắm
Nhớ phút chia ly, ngại
ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày
xanh. ..
… Trên đường tha hương, vui
gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ
thương
âm thầm thương tiếc cho
ngày về
tìm lại đường tơ nay đã
dứt …
… Nhắp chén men say còn
vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng
đau. …
Phần Hai
May hơn khôn quý vị ạ. Các cụ dậy chả sai. May là ở chỗ lão Văn còn nhớ được chút ít tiếng Pháp, tiếng Anh và cái tiếng thường dùng ở đây là tiếng đen bích-la-mà (Bislama).
May hơn khôn
Lão nhớ lại hồi ở Việt
nam. Mặc dù tuổi đã gần lục tuần. Đầu đã lốm đốm điểm mấy sợi tóc bạc.
Tinh thần bắt đầu mệt mỏi tụt dốc. Ý chí phấn đấu đã dần dần xa rời khỏi cái đầu hói của
lão. Khổ nỗi! Hàng ngày những cái thông tin
sốt dẻo vỉa hè cứ rộ lên như muốn xoáy vào tai lão.
Tin sốt dẻo hàng ngày bán tín bán nghi
Phong trào học tiếng nước ngoài thật rầm rộ (Ảnh Internet)
Vì thế lão đâm ra thích thú, miệt mài
lao vào học. May quá! Toàn những thứ đã học cách đấy mấy chục năm ở Tân thế
rôi. Oái oăm là phải học vào buổi tối. Bởi vậy bà lão sinh nghi. Bà chất vấn: học gì mà
tối nào cũng đi học. Học gì mà không thấy lấy tiền đóng học phí? Bà lão “thuê”
thám tử dò la. May quá! Đường đi nước bước không ngoài “người thực, việc thực”. Từ đó bà
lão bớt ngờ vực, vui vẻ thêm lời động viên. Bà vốn dĩ rất hiền lành và tôt bụng. Phải
cái “tính khí đàn bà“ cùa bà lão nó dữ dội quá. Toàn ghen bóng ghen gió. Có chị em đọc xong đoạn này cười mỉm,
thốt lên: “Khiếp cái ông lão này sao mà ngoa ngoắt thế không biết?” Bạn bè ai
gặp cũng khen đểu: “Cụ thật tốt số. Bà cụ chắc cũng chỉ hiền lành như sư tử Hà
đông là cùng”…
Bằng đỏ là bằng gì vậy
Nhưng sau mấy năm. Học
lấy bằng xong cũng vô ích, chả được tích sự gì cả. Cũng
may mà lão học miễn phí vì được thầy giáo cho làm lớp trưởng. Hí hửng đi thử “tay nghề” ở mấy cơ quan nọ. Nào là “Bác sĩ không biên giới” (Medecins sans Frontieres).
Nào là bên Ngoại thương
(Foreign Trade). Đâu đâu cũng đều trót lọt. Nhưng
không được chấp nhận. Bị từ chối khéo. Mãi về sau
họ mới cho biết:
năng lực và hồ sơ đầy đủ, chỉ thiếu cái bằng “đỏ”.
Bao nhiêu năm làm công
nhân thì cũng gần cả bấy nhiêu cái bằng khen,
huy chương, lại cả huân chương kháng chiến chông Mẽo nữa chứ. Bao nhiêu
lần được cử đi học lớp cảm tình. Bạn bè thân hữu cứ ngỡ lão là đảng viên. Tình cờ một lần gặp anh bạn
nhau-li làm việc ở bên ngoại vụ. Được dịp thổ lộ tâm can. Anh ta rỉ vào tai nói
nhỏ: “đừng mơ tưởng hão huyền nữa cụ ơi”. Mấy hôm sau anh ta cho xem cái bản lý
lịch gốc do chính tay lão viết. Ai đó đã ghi ngắn gọn có năm chữ: “Bố đi lính
cho Pháp”. Thế có chết không kia chứ.
Bực tức mà làm chi?
Lão
choáng váng. Đờ đẫn cả người, Trời như sắp sụp. Mấy chục năm phấn đấu... Ừ
thì đã đành là ông cụ Cai Son bị bắt đi lính cho Pháp. Nhưng sang tận xứ Pha-lăng-sa uýnh
nhau với Đức quốc xã từ những năm 1914-1918 tám hoánh nào rồi kia mà. Sau đó cụ
đưa gia đình đi Tân thế từ những năm 1924. Mà lão Văn lại sinh trưởng ở bên
ngoại quốc. Có gì liên quan đến Việt nam đâu kia chứ.
Bị
Sao quả tạ chiếu rồi. Cưỡng chả được. Thôi, bỏ qua chuyện rườm rá đó đi. Mấy cái
bằng C cũng vô giá trị khi ra nước ngoài. Nhưng dù sao lão cũng ghi lòng tạc dạ
công ơn to lớn của các Thầy giáo đã tận tinh giúp đỡ lão học tập miễn phí.
Những kinh nghiệm học được ở trường cũng giúp cho lão rất nhiều. Kể cả các
giảng viên ở mầy khóa lớp “cảm tình”. Chí ít thì cũng không quên được cái tiếng
nước ngoài và đường lối tinh vi trong công tác quản lí điều hành tổ chức theo
kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa.
Bạn bè cũ trước khi hồi hương. từ trái sang phải:
Ông TRỊNH Quang Khanh - Bà Được Virginia - Ông Henry BUI Thuy - Ông Đỗ Trọng Tưởng
Ông TRỊNH Quang Khanh - Bà Được Virginia - Ông Henry BUI Thuy - Ông Đỗ Trọng Tưởng
...
Thời gian đầu ở Vi-nà buồn quá . Cũng may là lão có mấy ông bạn thân hồi trẻ
đến đón đi chơi chỗ này chỗ kia cho khuây khỏa. Chỗ nào cũng đầy ắp những kỉ
niệm thời niên thiêu. Đặc biệt là những gốc cây, bãi cỏ, những con đường mòn
còn in đậm hơi thở của mối tình ban đầu thời “trẻ con”. Nào là dốc đề-bô đi ra nghĩa địa. Nào là ngã ba đi Tiêu-ma. Kể cả những con đường,
ngõ hẻm nổi tiếng nhiều ma, lắm quỷ.
Các đôi trai gái thì bất chấp và cũng ma lanh. Cứ tìm chỗ nào vắng vẻ nhất để hẹn hò lui tới. Ma quỷ có lẽ cũng có tâm hồn nên tỏ ra thích thú tò mò ngắm nghía, cảm thông với tình yêu của con người hay sao ấy các bạn ạ. Chuyện này mà gặp lão Xuân tóc đỏ ở Văng-cu-vơ xứ Gia nã đại (Canada) kể lại thì mới thấy hết được cái mùi mẫn của nó quý vị ạ...
Các đôi trai gái thì bất chấp và cũng ma lanh. Cứ tìm chỗ nào vắng vẻ nhất để hẹn hò lui tới. Ma quỷ có lẽ cũng có tâm hồn nên tỏ ra thích thú tò mò ngắm nghía, cảm thông với tình yêu của con người hay sao ấy các bạn ạ. Chuyện này mà gặp lão Xuân tóc đỏ ở Văng-cu-vơ xứ Gia nã đại (Canada) kể lại thì mới thấy hết được cái mùi mẫn của nó quý vị ạ...
Vui mừng được gặp lại bạn bè quen biết trước hồi hương
Tranh
thủ đi thăm các ông bà già quen biết hồi xưa trước khi hồi hương còn ở lại. Cụ
nào cũng trên dưới U80 hết cả, già yếu hom hem lắm. Nên chỉ vài năm sau đó đều lần lượt từ
giã cõi dương, đi tìm sự thanh thảnh nơi Vĩnh hằng. Ban đầu, ai cũng tỏ vẻ ân cần thông
cảm, thăm hỏi đủ các chuyện ở bên Việt. Từ chuyện làm ăn sinh sống đến chuyện chiến tranh tàn phá ra sao. Ai ai cũng có một ấn tượng tốt đối với đất nước Việt Nam. Nhưng khi biết là lão có ý định tìm
công việc làm ăn sinh sống ở xứ sở này thi ai ai cũng tỏ vẻ ái ngại. Nói xa nói
gần, nẫu cả khúc ruột. Suy cho cùng, các cụ đều tốt bụng, nói toàn sự thật trăm
phần trăm cả..
Lão Văn đã từng làm việc ở đây năm 1958-1960
Rồi
đến khi gặp lại ông chủ cũ và mấy thằng bạn hồi xưa cùng làm một chỗ mới thấy
cái hy vọng bám trụ, tìm công ăn việc làm ở cái xứ sở này bị tan vỡ như bọt xà
phòng. Từ ông chủ cũ tốt bụng đến bạn bè người nào cũng tỏ ra ân cần và thông
cảm. Nhưng đều nêu những cái khó khăn về luật lệ trong vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm
lúc đó. Nhất là đối với người nước ngoài ngấp nghé tuổi nghỉ hưu như lão. Nói
chung họ đều tốt bụng. Họ bầy cho nhiều cách để bám trụ: thượng sách là phải có tiền đầu
tư năm chục ngàn đô để mở doanh nghiệp tư nhân. Hạ sách là phải kiếm được giấy phép lao động, giấy phép cư trú của Chính phủ. Chả
khác gì luật lệ ở Việt nam cả. Toàn những điều kiện không thể với tới... Ông
chủ cũ nói nhiều. Chỉ nhớ mỗi một câu nói chân tình của ông ta: “Je t’aime bien
Jean. Mais je ne peux rien faire pour toi”. (Tôi mén Giăng lắm. Nhưng không có
cách nào giúp anh được). Não ruột chưa?
Khóc dở mếu dở
Trong số bạn bè cũ có
nhiều người thông cảm và nhiệt tình giúp đỡ về mặt tinh thần. Nhưng đặc biệt có
một người giầu có. Ngang tầm đại gia có thêm cái thế lực thuộc loại nhất nhì ở xứ sở lại phán
một câu xanh rờn: “có thêm một thằng cộng sản nó quay trở lại đấy chúng mày ạ”.
Về sau này mới biết được là bất cứ người nào từ Việt Nam qua đây cũng được ông ta tặng cho một lời tán dương “thân mật”
như vậy. Lúc đầu anh em cứ nghĩ là câu nói đó có hàm ý ca ngợi người cộng sản
anh dũng chống ngoại xâm. Bởi lẽ: khỏe như chú Tây, anh Mẽo khổng lồ còn phải ngại đối
mặt với Vi-xi (Việt Cộng) nữa là. Sai hoàn toàn. Vì sao thì chi có ngài đại gia ấy
mới biết được. Tất nhiên trong số anh em ở Việt sang đây cũng có một vài người
đã có cơ may được vinh dự làm việc cho ông ấy.
May mắn làm sao lão
Văn gặp được một bác thật tốt bụng. Bác ây không phải chân đăng phu mộ. Bác ấy
vượt biên. Thuộc dạng pô-li-bi-đông. Hồi mới đên đây bác ấy cũng chỉ có vài
chục đô-la mà thôi, ít tiền hơn cả lão Văn. Bác kể là cũng đã từng đi phục vụ bàn
ở quầy ăn. Rửa bát đĩa, lau quét nhà hàng, nhà vệ sinh, làm phu khuân vác.
Không có gia đình thân nhân bạn bè như lão Văn. Thế mà chỉ mấy năm sau bác đã
trở thành ông chủ. Thật vô cùng kính nể!
Bác Trần Tất Tăng
Về kinh tế bác cũng
thành đạt vào loại nhất nhì ở xứ này. “Phượng Hoàng” chính là tên gọi của cơ sơ
kinh doanh của bác. Sau thời gian quen biết, bác đã ngỏ ý muốn giúp lão Văn gây
dựng cơ sở làm ăn. Bác bảo: “anh cứ tìm một măt
bằng nào đấy, tôi sẽ giao hàng cho anh bán. Vốn trả lại tôi, lãi anh
hưởng”. Giời ơi! Sao lại có người tốt bụng đến như thế cơ chứ. Bác còn nhắc thêm:
“Anh hãy nhớ lời tôi nói nhé. Sau này nếu anh không làm nên trò trống gì thì
mọi người vẫn quý mến anh. Nhưng nễu anh thành đạt thì mọi người sẽ ghét anh
cho mà xem”. Quả không sai...
Tòa nhà PHOENIX (Phượng hoàng) bề thế này nguyên là siêu thị quần áo
vải vóc lớn nhất ở Thành phố Port Vila Tân đảo
Chung quy cũng chỉ tại
cái số chả ra gì cho nên lão Văn đã bỏ qua một cơ hội quý hơn vàng, ngàn năm có
một. Hay nói đúng hơn là lão nhát gan. Lão sợ một mình không kham nổi công
việc. Lão quên béng câu các cụ dậy: “Có Chí thì làm quan. Có gan thì làm giầu”. Khổ nỗi, cái chí của lão đã cạn kiệt, còn cái gan lại nhỏ xíu chả làm nên trò trống gì
cả. Tử vi nói số lão không giầu. Hai tay vầy lỗ miệng. Chỉ làm đầy tớ cho người
khác thôi. Không làm thầy được. Chợt lão nhớ ra là ở Việt Nam phải là cán bộ
mới được làm đầy tớ cho người dân. Không được miếng cũng được cái tiếng chứ. Đành tự an ủi như vậy chứ biết
tính sao đây?
Trong cải rủi cũng có cái may
Lão rơi vào một bối
cảnh rối rắm như tơ vò. Tiến thoái lưỡng nan. Nhưng rồi trong cái rủi cũng ló
cái may. Thằng cháu con bà chị hai có cái xưởng sản xuất cơ khi chuyên đóng loại tầu nhuôm, đang cần người
quản lí. May mà hồi xưa lão cũng từng làm nghề về sửa chữa cơ khí. Điều kiện là phải biết sử dụng vi tính và biết nói tiếng nước ngoài. Trong đó có tiếng Việt. Luật lệ ở đây là bắt buộc các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng lao động người nước ngoài phải tuân thủ và thực hiện mấy điều kiện sau
đây:
1.
Phải đăng tải công khai thông tin trên báo
chí yêu cầu tuyển dụng người nước ngoài làm việc với điều kiện là dân địa
phương không đảm nhiệm được công việc đó. Không kĩ sư thì Ít nhất cũng phải là chuyên viên kĩ thuật.
2.
Phải đăng tải thông báo đó 3 kì liên tiếp
trên báo chí địa phương trong vòng một tháng, Nếu không có đơn thi tuyển hợp lệ
thi doanh nghiệp mới được phép chuyển hồ sơ tuyển dụng nhân sự lên Sở Lao động
Thành phố xét duyệt.
Thời gian đầu lão Văn đã từng làm trong Xí nghiệp đóng tàu nhuôm loại nhỏ này có tên là ABM (Aluminium Boats & Marine)
Về sau này thằng cháu cho
biết là chưa đầy một tuần, ngoài đơn xin việc và hồ sơ của lão Văn thì xưởng
của cháu đã nhận được hàng chục cái đơn xin việc khác của người địa phương,
trong đó có cả mấy người Pháp và Ấn độ là người nước ngoài giống lão Văn. Tất
nhiên là không một ai trúng tuyển. Có hai người gốc Việt sinh
trưởng tại đây cũng thi tuyển. Họ biết sử dụng thành thạo tới 3 thứ tiếng nhưng
vi tính lại kém về môn Excell cần thiết cho ngành quản lí kinh tế. Mấy người
địa phương và nước ngoài khác lại ú ớ tiếng Việt. Thế là lão Văn được tuyển
lựa. Sau này cũng biết được là trong số hồ sơ thi tuyển có một hồ sơ bằng tiếng
Anh nguyên là em ruột của tay thư kí phụ tá riêng của ngài đại gia gốc Việt có
thế lực nói trên.
Cảnh biển đẹp và yên tĩnh tại Vinh Havannah North Efate
Chưa hết gian nan đâu
nhé. Sau mấy hôm, Sở Lao động gọi lên thẩm vấn. Tất cả đều trót lọt và hợp lệ.
Nhưng họ đưa ra điều kiện: theo luật định, trong vòng một tháng anh phải đi ra
nước thứ ba chờ kết quả xét duyệt. Nếu OK anh sẽ quay trở lại vì luật lệ ở đây
là như vậy. Nhưng nếu trong vòng 30 ngày mà không có mặt thì đương sự tự chịu
trách nhiệm. Sở Lao động sẽ tự động hủy bỏ việc cấp giấy phép lao động v.v...
và v.v... Đồng nghĩa với việc phải quay trở lại Việt nam quý vị ạ...
Cảnh đẹp Khu Nghĩa trang dành riêng cho người Việt nam tại Port Vila Vanuatu (Tân đảo cũ)
Không biết đây có phải
là cái khúc đuôi của “Vạn sự khởi đầu nan” chưa hay còn cái gì gì nữa? Nghe cái
đoạn phải ra khỏi nước để rồi quay trở lại trong thời gian 30 ngày đã thấy tối tăm mặt mũi. Cái lo lớn
nhất luôn ám ảnh, bám sát lão là liệu hồ sơ của lão có được duyệt không? Cái lo
thứ hai là liệu có xin được visa vào nước thứ ba không? Cái nước ngoài gần nhất và thuận tiện nhất là New Caledonia
tức Tân Thế giới. Gần vì khoảng cách chỉ trên dưới 500 km. Bay quãng 1 giờ.
Thuận tiện đặc biệt vì bà chị ruột đang sinh sống ở bên đó.
Nước thứ ba cần đến gần nhất là New Caledonia
Nhưng nan giải là ở
đoạn phải làm thủ tục xin visa nhập cảnh
vào Noumea tại ĐSQ Pháp kia. Chả khác gì đi vào mê cung trận đồ bát quái. Chắc
các bạn nguyên là Việt kiều sinh trưởng tại Tân đảo và Tân Caledonie đang sinh sống ở VN
đều thừa biết cái sự nan giải của việc xin visa vào nước Pha-lăng-sa nó nhiêu khê phức tạp thế nào rồi phải không ạ. Nhất là đối với cái Hộ chiếu Việt Nam của mình. May quá. Lại có
mấy bà bạn quen biết đứng ra bảo trợ để xin cấp cái thị thực nhập cảnh vào Lu-me. Có lẽ
đây lại là cái vương vấn của số “hoa đào” cũng không biết nữa.
Noumea - Thành phố hoa lệ đệ nhất Trần gian
Qua cơn bĩ cực đến
tuần thái lai. Mọi việc lại êm xuôi như trong mơ trong mộng. Đặt chân đến đất Noumea lại
cảm thấy như đang lò mò dẫn khách du lịch vi vu ở Nha trang - Đà nẵng năm xưa. Lu-me
quả là một thành phố sạch đẹp. Dân tình cởi mở. Không khí mát mẻ dễ chiu. Nhất
là cấc ông bà già quen biết hồi xưa ở Vi nà sang định cư ở Lu-me sau khi Va-tu
độc lập. Ông bà nào cũng đều ân cần tỏ lòng quý mến thông cảm pha chút ái ngại.
Đến thăm gia đình quen biết nào cũng có chút quà mang về. Lão Văn vô cùng cảm
động biết ơn và cẩn thận ghi tên từng người một vào cuốn sổ nhỏ. Lão tự hỏi: tại sao cũng người
Việt quen biết mà tình cảm của họ bên Lu-me lại khác biệt so với Vi-nà nhỉ...
Nhưng đặc biệt là bên Vi-nà thì rừng rú và cây cối lại xanh tôt hơn Lu-me gấp
nhiều lần.
Những tưởng tai qua
nạn khỏi. Ai ngờ... Visa họ cấp chỉ có giá trị 30 ngày. Đến hôm nay là 4 tuàn rồi.
Chỉ còn hai ngày nữa là hết hạn. Giấy phép lao động vẫn chưa được duyệt. Quý vị
không thể tưởng tượng nổi cái bồn chồn lo lắng của lão Văn nó lớn đến mức nào. Đi thì mắc núi, trở lại thì mắc sông. Bà chị
cũng lo không kém gì ông em. Bà liền thắp mấy nén nhang lầm rầm cầu khấn tứ
phương.
Chuẩn bị bữa ăn tối.
Đột nhiên máy Fax của bà chị reo ầm ĩ. Bà chạy vào phòng và hối hả chạy ra với
bức thư gửi qua Fax gồm có bản sao giấy phép lao động và giấy phép tạm trú
chính thức của chính phủ Vanuatu. Mừng tủi lẫn lộn. Mừng đã đành nhưng lại buồn
vì sau mấy chục năm được gặp lại chị ruột đến mai lại phải chia tay. Nhưng dù
sao cái buồn này cũng chỉ thoáng qua vì lão Văn yên tâm là sau này sẽ gặp lại
lại bà chị bất cứ lúc nào. Vila với Noumea chỉ cách nhau một gờ bay thôi mà.
Có phải "Rocher à la Voile" không. Bỡ ngỡ không xác định được...
Chưa hết lo đâu quý vị
ạ. Vì phải ra khỏi Lu-me trước ngày hết hạn của Visa nên buộc phải mua vé bay
của Air Vanuatu với con chuồn chuồn mà ở đây người ta gọi là máy bay Taxi. Nó
nhỏ xíu 19 chỗ ngồi. Lần đầu tiên lão đi loại máy bay này. Khi rời khỏi mặt
đất, nó chòng chành như đu võng. Khổ nhất là khi đang bay tự nhiên nó tụt hẫng
một phát. Cảm thấy ruột gan lộn tùng phèo. Cơ phó thông báo: hành khách yên
tâm. Chúng ta vừa bay vào vùng không khí loãng (trou d’air).
Vì bay thấp nên nhìn
rõ cả những đợt sóng cuồn cuồn của đại dương mênh mông phía dưới. Nhưng đến khi
bay vào đám mây đen xì dầy đặc trước mặt mới thấy hêt nỗi kinh hoàng của hành
khách. Thân máy bay rung lên bần bật, chao đảo hơn cả đu võng. Nghe rõ cả tiêng
cót két của thân máy bay như muôn bung ra từng mảng. Tiếng gầm rú của động cơ
cộng với tiếng la hét hoảng loạn của những người yếu bóng vía làm cho không khí trong
khoang máy bay càng thêm hỗn tạp, ngột ngạt. Quá sợ hãi, người lão run như cầy
sấy, mặt tái xanh, chỉ biết nhắm nghiền mắt. Hai tay bấu chặt vào thành ghế. Mồ
hôi nhễ nhại... Trong đầu lão hiện lên hình ảnh khủng khiếp của tai nạn máy bay. Lão nghĩ đến cái sự cố đang chờ ở trước
mặt... Tối tăm mặt mũi!
Tai nạn có xẩy ra không? Xin mời quý vị xem
tiếp phần ba: “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục” trong kì tới. Xin chúc mọi
người vui khỏe, may mắn và nhiều niềm vui.
Xin mời quý vị click vào link dưới đây để nghe bài hát
"Thoảng giấc mơ qua"
Trở
về mái nhà xưa
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc
giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân
đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :
Xin chúc mọi người luôn
vui vẻ, khỏe
mạnh và hạnh phúc.
Bình luận của bạn đọc trên trang Facebook:
Trả lờiXóa12Nguyễn Ngọc Khánh, Lụa Bùi Thị et 10 autres personnes
Commentaires
Quy Dang
Quy Dang Cảm ơn anh về bài viết này
Ha Noi
Ha Noi Rành rẽ, chân tình và mộc mạc...dễ mến!. émoticône colonthree
Pham Van Giao
Pham Van Giao dân NC là vậy đó Ha Noi !
Lụa Bùi Thị
Lụa Bùi Thị Lão Văn" trịch dẫn chuyện rất hay ...rành rẽ, .mộc mạc ,rẩt thật merci A.JvJ nous attendons la suite ...
Dung Tran
Dung Tran · Ami(e) avec Lan Nguyễn et 2 autres personnes
Đúng là bôn ba chú nhỉ, chắc chắn là chú có số đó rồi. Nihưng mọi chuyện đã qua và nay đã ổn. Chúc mừng Chú Cô và gia đình
Việt Vũ Đình
Việt Vũ Đình Số ông cũng vất vả thật.
Quy Dang
Quy Dang Hãy viết lên một cuốn tiểu thuyết để cho mọi khán giả cùng được thưởng thức
Trần Văn Mẫn
Trần Văn Mẫn Em không xem được anh J V J
Xin chào và chân thành cảm ơn các bạn: Quy Dang, Ha Noi, Pham Van Giao, Lụa Bùi Thị, Dung Tran, Việt Vũ Đình, Trần Văn Mẫn và tất cả các bạn FB đã xem bài và chia sẻ với lời bình tốt đẹp.
XóaVanson xin cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng sự nhiệt tình của quý bạn. Xin chúc mọi người luôn vui khỏe và may mắn...:D <3
Một người bạn của lão JVJ có nói với em sao lão lại quay trở lai Vanuatu nhỉ ? hy vọng tập sau sẽ rõ
Trả lờiXóaXin cảm ơn bạn Tran Van Man đã chia sẻ. Thế người bạn đó là ai vậy?
XóaHôm nay mới vào xem được công nhận cái nhựa sống của anh chảy mãnh liệt thật! Em thì cảm súc chai lỳ gỗ đá nên chả thể viết gì đươc!
Trả lờiXóaHay quá thế mà hôm nay mới được đọc!
Trả lờiXóaXin chào và chân thành cảm ơn bạn Hoàng Việt Quân cunga các bạn đã ghé thăm và chía sẻ.
XóaCũng chính nhờ được sự ủng hộ, động viên của các bạn độc giả xa gân đã chặp thêm cánh, tăng thêm sinh lực cho lão Văn U80 mầy mò viết và viết...
Chúc bạn và gia đinh luôn vui vẻ hạnh phúc...