Translate

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Tập 4. LÙI VỀ VỚI THỜI CỔ LỖ SĨ



Lão Văn PHIÊU LƯU KÝ


Tr về Mái nhà xưa
Hay câu chuyện tái hồi Tân thế của một  cụ Việt Kiều




Jean Vanson ghi theo lời kể của lão Văn



LỜI NÓI ĐẦU

Thay cho Lời nói đầu. Người viết truyện xin phép được mượn lời của bài hát « NGÀY VỀ » của nhạc sĩ Hoàng Giác, với mong muốn  mô tả được một phần tâm trạng của  ba mươi sáu cái lênh đênh về cuộc đời  ba chìm bẩy nổi của lão Văn. Đúng như bà Thầy bối ở Chùa Vẻn Hải phòng đã phán năm xưa.

Bài hát Ngày về của Hoàng Giác

Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh. ..
… Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt …
… Nhắp chén men say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng đau. …


 aRose11.gif

Phần bốn
LÙI MỘT BƯỚC VỀ VỚI CUỘC SỐNG... LẠC HẬU



Đảo Malakula Vanuatu - Trước năm 1950.  Nơi đây đã có hàng ngàn người phu mộ VN đến làm công nhân phu mộ trong các đồn điền dừa, cà-phê và ca-cao.


Thông thường người ta chỉ nói: “Lùi một bước để tiến hai bước”, nghe có lý hơn. Thế mà lão Văn lại rơi vào tình huống nan giai đến mức độ phải cần tiến đến ba bước nhẩy mới vượt qua nổi cái chướng ngại đang làm đảo lộn sự nghiệp mong manh của lão. Đồng thời, cũng đảo lộn luôn cuộc sống thanh bình mà lão vừa tạo dựng, dầy công vun đắp và đang tận hưởng chưa được bao lâu. Thật là “Phúc bất trùng lai”...


 Môn bóng pê-tăng (petanque) thuộc làng "tứ khoái"

Vậy cái gì đã  làm cho lão nuối tiếc? Này nhé: ngoài vấn đề ăn ở tiện nghi sánh với khách sạn 4, 5 sao. Thì cứ đến thứ bẩy chủ nhật không đi câu thì cũng đi pick nick. Cá hồi đó sao nhiều thế. Chỉ cần lượn một vòng trong biển hồ La gồng (Lagon) là cũng có thể tóm được vài chục con cá bè tức mè vàng hoặc măng trên dưới 3 kí. Ở Vũng Tàu gọi cá nhồng. Cá mè ca-rông (carengue) mà làm món gỏi hoặc trộn sa-lát tây-siềng thì thôi rồi. Săn dơi hoặc chim cũng là một thú vui thể thao hấp dẫn. Nhưng khoái nhất có lẽ là môn bóng pê-tăng các bạn ạ. Người tham gia cuộc chơi thích  chửi thề và cười hết cỡ khi có những cú đánh chuẩn xác và đẹp mắt. Đánh hỏng cũng chửi thề để tăng khí thế...



Cuộc sông êm ả thanh bình

Lão thấy nuối tiếc cái cuộc sống êm ả ấy, Chả thế mà người nước ngoài đến đây đều cảm thấy thích thú dễ chịu. Có nhiều người đã phải thốt lên: “Quả là một thiên đường trần gian”. Chưa ai được thấy “thiên đường” như thế nào nhưng chắc là ch đẹp đến thế này là cùng. Quả thế thật. Con người ở đây luôn tỏ ra vui vẻ, hòa nhã và lịch thiệp. Không khí trong sạch, ít tiếng ồn. Chợ búa sạch sẽ, rau quả tươi xanh, giá cả ổn định.

Đường phô không có tiếng còi xe ô tô


Biển chỉ đường: GIVE WAY (nhường đường)

Chưa hết. Đặc biệt trên đường phố, xe pháo nườm nượp nhưng tuyệt không có tiếng còi. Hỏi tại sao: họ trả lời: “Ngoài việc bấm còi đám cưới và cổ động, chúng tôi chỉ dùng còi để chào nhau hoặc chửi nhau khi cần mà thôi”. Không có cảnh sát đứng đường. Không có đèn đỏ đèn xanh. Chỉ có biển cấm dưng, nhường đường hoặc dừng lại thế thôi. Đơn giản y như con người ở đây vậy. Khi nào tai nạn xẩy ra mới thấy cảnh sát.


 Quá ư êm ả yên tĩnh đến lạ kì...

Lão nhó lại thời kì trước hồi hương. Cũng cái không khí êm ả thanh bình như thế này đã làm cho một số bà con Việt kiều chúng ta cảm thấy cuộc sống trở nên nhạt nhẽo vô vị. Cứ êm ả trôi đi, ngày nọ qua ngày kia.  Những giây phút đau khổ của cuộc đời người cu-li phu mộ dần dần mờ phai, qua đi nhanh chóng. Người ta đã quên khuấy những cú đấm, cú đá như trời giáng  của bọn cai lực lưỡng.  Và quên luôn cả roi vọt cặc bò của chủ dưới cái thời kì nô lệ khi xưa. Chắc lúc bấy giờ các cụ nhớ về cố hương, nhđến cuộc sông sôi động ở quê hương Việt Nam thuở trước.


Liên miên quá. Hãy trở lại câu chuyện dang dở làm đảo lộn cuộc sống mới của lão Văn. Thiển nghĩ cũng nên nói có ngành có cội mới rõ được cái nguyên nhân sâu xa của sự việc. Cũng chỉ tại cái số của lão nó lênh đênh quá quý vị ạ. Không tin cũng chả được...

Vào một ngày tiết trời hanh heo se lạnh, đúng lúc lão đang mải mê với công việc thì bất chợt dược thông báo là  có người khách đến gặp. Ông ta là người gốc Việt nhưng không nói được tiếng Việt, là đại diện của siêu thị MDC  và nói rõ lý do là hãng này đang cần một người trợ lý giám đốc phụ trách quản lý kinh doanh và tổ chức hành chính. Ông ta đến gặp lão Văn là do bà Virginia Lee giới thiệu  và hỏi xem lão Văn có OK  hay không. 


Các bạn thử tưởng tượng xem tâm trạng lão Văn lúc đó ra sao nào. Không biết là lão được bay lên tận chín tầng mây xanh hay đang lao xuống vực thẳm. Lại rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” quý vị ạ. Lý do: nếu lão chấp thuận thì sẽ được trả mức lương cao gấp hai ba lần lương hiện tại. Diều kiên nhà ở thoải mái. Lại còn được hưởng đặc cách cứ hai tháng lão được nghỉ một tuần về xả hơi ở Port Vila. Vé bay do hãng đài thọ. Thế có sướng không kia chứ. Tự dưng như người được lên Tiên không bằng.


Đứng trước ngã ba đường...

Nhưng... vâng thưa quý vị. Trong cuộc sống có những cái “nhưng” rất ư tế nhị. Nó thường gây một phản ứng nội tâm rất mãnh liệt giữa sự lựa chọn, cân nhắc. Vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến chính cái nơi, cái chỗ mà người ta đã tận tâm tận ý giúp đỡ lão bám trụ, vượt cả mọi sự mong đợi của lão. Thế mà hôm nay, mới làm  việc được 6 tháng, lão buộc phải lựa chọn và quyết định cho mình một hướng đi mới,

 

Thật là khó nghĩ. Nhẫn tâm bỏ nơi đã cưu mang mình, giúp đỡ mình vượt bao trở ngại khó khăn ban đầu để đi nơi khác là một tội lỗi. Trái với đạo lý và lương tâm. Nhất là lão mới chỉ công hiến được một phần trong việc xây dựng mô hình mới về quản lí xí nghiệp. Bởi thế lão đưa ra một ý kiến là đề nghi đại diện của MDC phải làm việc với lãnh đạo của xí nghiệp lão đang làm việc. Nếu lãnh đạo đồng ý thì lão mới dám quyết định.

Cái gì đang chờ đợi phía trước

Ngày hôm sau, lão được Giám đốc xí nghiệp trao đổi về lời mời của hãng MDC. Chắc cũng vì muốn toàn tâm toàn ý giúp đỡ lão Văn đến cùng nên Giám đốc ABM đã đồng ý để cho lão Văn đi thử vận may ở một nơi, mà thoạt nghe tên gọi người ta đã giật mình e ngại. Đó là đảo Malakula quý vị ạ. Hiểu theo nghĩa "đen"  thì hình như bất cứ cái tên gì có chữ “ma” đưng đầu đều làm cho người ta có ấn tượng  thì phải. Nào là Ma-cà-rồng, ma-cà-bông, ma xó, ma lanh, ma mãnh, ma-bùn, ma-cáp, ma-cấc, ma-ca-bê, ma-phi-a và nhiều cái ma khác v.v... Và sau này chúng ta gọi là đảo “Ma” cho tiện.

Đồn điền trồng dừa ở No-súp cũng giống như thế này. Trên dười 80 năm.
Những cây dừa đã già cỗi do chính bàn tay người phu mộ VN trồng tỉa vun xới.

Từ cái thuở xa xưa các cụ phu mộ nhà ta đã thừa sống, thiếu chết ở cái xứ sở Ma này rồi. Vì hàng ngàn các cụ đã từng sống và làm việc tại cái đảo xa xôi đó. Và rồi cũng hàng trăm các cụ đã không may  phải  bvùi thân dưới những gốc dừa do chính tay các cụ trồng tỉa. Nó là hòn đảo lớn thứ hai của Tân đảo sau Santo với nhiều đồn điền rộng lớn trồng dừa, cà-phê, ca cao, bông sợi  như PRNH ở No-súp, Sạc-mét, Bút-mần-bê (Bushman Bay), Lê-ông Tơi, Ca-ri-u, La mập  v.v... 


Thổ dân Bich Nam bạt và khu vực Tây bắc đảo Ma

Nhưng ấn tượng nhất chắc là cái tên Bich Nam-bạt (Big Nambas) ở khu vực núi đồi hẻo lánh nằm ở phía tây bắc đảo Ma. Vì nó đã trở thành truyền thuyết về huyền thoại của dân “ăn thịt người” (Tây gọi là ca-ni-ban) mà cả thế giới đều ngại ngùng. Bây giờ nếu có cơ may gặp được lão già làng nào của địa phương đó mà hỏi chuyện thì mới biết rõ được thực hư ra sao. Quý vị nên nhớ là cho đến tận lúc bây giờ dân ở đó vẫn sinh sống như thời kì nguyên thủy.


Đoạn tuyệt với cuộc sông văn minh...

Nếu lão Văn quyết định nhận làm việc bên đó cũng có nghĩa là tự nguyện trở về sinh sống với người rừng, với sự lạc hậu, với sự thiếu thốn và khó khăn chồng chất. Đến đó sẽ không còn đa đệm trắng tinh, không còn điều hòa ti vi, không còn cái không khí êm ả của cuộc sống thanh bình.  Cũng khồng còn được nghe tiếng cười tiếng nói của người Việt. Ly biệt với tình cảm gia đình và bạn bè thân quen. Đi làm bên đó có nghĩa là tụt lùi về với sự lạc hậu. Xa rời nền văn minh tiên tiến.


Trở lại vời cuộc sông thời xa xưa  (ảnh minh họa internet)

Giám đôc ABM tuy tỏ ra thông cảm và đồng ý nhưng cũng nhắc khéo ở mữc “nước đôi” để lão Văn cân nhắc và tự quyết định lấy tương lai của chính minh. Có nghĩa là: “đi thì dễ, trở lại thì khó”. Bên phía MDC cũng đã gọi điện đến và thông báo trong ba ngày nếu không trả lời, họ sẽ tìm người khác thay thế. Đi mắc núi, trở lại mắc sông. Bao nhiêu khúc mắc vướng víu trong đầu lão. Đi bây giờ thì mang tiếng là vong ơn bội nghĩa. Ở lại thì cũng rất chi là phiền phức. Hai cháu con bà chị cả chị hai đều vô cùng  tốt bụng cưu mang lão. 


 
Cuộc sông nhộn nhịp tại thủ đô

Nhưng chả lẽ cứ kéo dài cuộc sống tầm gửi suốt đời được sao? Hai cháu đều có thừa điều kiện kinh tế để đảm bảo cho lão an cư. Nhưng mỗi gia đình đều  có nếp sống sinh hoạt riêng của nó. Khi có thêm lão nó sẽ khác đi nhiều. Tách ra ở riêng thì dễ và thoải mái. Nhưng với đồng lương của lão thì làm sao có thể thuê nhà và trang trải bao nhiêu thứ bà dằn trong sinh hoạt? Bạn bè cũng tốt bụng, gợi ý muốn vời lão về ở chung. Lão không dám nhận lời.


Bạc trăng nửa cái đầu

Sau một đêm thao thức, bạc trắng nửa mái đầu. Lão đã quyết định lựa chọn cho mình một con đường: lùi một bước để tiến ba bước. Đi để co cơ hội  thể hiện được chính mình. Gì chứ với đồng lương cao gấp hai ba lần thì chắc chắn lão có điều kiện gửi tiền về cho bà lão và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Đấy là kề hoạch và sách lược của lão mà thôi. Còn thực hiện được hay không lại tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự may rui nữa các bạn ạ. 

 

Đã phiêu thi lưu cho chót. Sau khi thỏa thuận với giám đốc ABM, lão gọi điện cho đại diên của MDC là đã đồng ý đi Malakula với điều kiện tổ chức, đài thọ cho lão một chuyến bay sang đó tham quan tìm hiểu công việc và điều kiện sinh hoạt trước. Thế la lão tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần bay sang đảo Ma. Máy bay Taxi đi đảo bé hơn con cóc từ Noumea về Vila mấy bữa trước rất nhiều. Đây mới đúng là con chuồn chuồn.


 Từ Vila đi đảo Ma chỉ trên 200 km nhưng mất hơn 1 giờ bay

Chắc là bay vào giờ lành nên sau hơn một tiếng máy bay hạ cánh an toàn. Khoảng cach gần 300 km đường chim bay. Lão đã được tay giám đốc của MDC là người gốc địa phương ra tận sân bay No-súp đón với chiếc xe cam-nhông cà tàng. MDC cách sân bay khoảng hai chục cây. Về tới nơi lão cảm thấy người đau nhừ tử như vừa bị tầm quất. Đướng sá xấu và gồ ghề quá. Xe nhẩy như cào cào. Tay giám đốc náy là người có trình độ, nói tiếng Phớp đúng “véc-bờ” (verbe). Có nghĩa là hắn đã được học tiếng Pháp đến nơi đến chốn. Quên chưa nói để quý vị biết Malakula là đảo nói tiếng Pháp 100 %. Khác với đảo Păng-ti-cốt (Pentecost) chỉ nói tiếng Ăng lê. Còn các đảo khác thì lại nửa nọ nửa kia.

Thịt dơi nấu nước cốt dừa thơm ngon  béo ngậy

Ngay tối hôm ấy hắn thết khách bằng món lập lập, cua bể và dơi. Lần đầu tiên lão được chén món dơi nấu cốt nước dừa. Nhìn thì thấy ngại nhưng ăn thấy ngon vì lạ miệng. Quý vị nào mà có cơ may được nhìn và ngửi thấy cái mùi vị vừa gây, vừa khen khét lại vừa ngây ngấy này chắc cũng phải mê luôn. Các bạn có biết dân ở đây họ săn bắt dơi bằng cách nào không? Họ chả cần phải dùng đến súng đạn vì họ không có tiền mua sắm. 


Dơi bay là là ngọn cây. Phát ném phát trúng

Họ dùng cành cây cắt ngắn, mỗi đoạn chừng 40-50cm, Vì cánh tay của họ khỏe như vâm, nên chú dơi nào vô phúc bay qua trên đầu họ, lập tức bị rơi liền. Họ ném chính xác đến độ cứ mỗi một phát ném là một con dơi to bự bi rụng. Mát họ cực tinh. Trong bóng tối họ phân biệt được cả con đực với con cái. Họ nói: phải bảo vệ con cái để sinh đẻ, khỏi bị tuyệt giống. Hơn nữa dơi cái ăn không ngon.


Tham quan Siêu thị MDC ở Lakatoro đảo Ma

Hôm sau ngày chủ nhật, hắn dẫn lão Văn đi tham quan cơ sở vật chất của siêu thị cũng như nơi ở mà sau này lão Văn đến sinh sống. Hồi đó chưa có nhà máy thủy điện như bây giờ. Vẫn phải dùng điện của máy phát. Đúng 10 giờ là phải tắt máy dùng đèn dầu hỏa.  Đúng là siêu thị thứ thiệt vì cũng đầy đủ các mặt hàng thiết yêu cho dân địa phương. Chỉ có cách sắp xếp, bầy biện là chưa thật hợp lý, không khoa học.


1996, Đến thăm Cụ Tuất  ở làng Vao phía đông bắc dảo Ma.

Hồi đó cả cái xứ Ma này chỉ còn tồn tại mỗi một người Việt nam  duy nhất là cụ Nguyến Canh Tuất tức là cụ sinh năm 1910. Cụ lúc đó đã 86 tuổi, sống độc thân. Có một cô con gái nuôi người bản địa. Cô là người chăm sóc cụ cho đến khi cụ về già tại khu vực nhà thờ Vao. Cụ có hai quyển truyên cổ Chinh đông và Chinh Tây. Sách đã ố vàng sờn rách tả tơi nhưng cụ quý nó hơn vàng. Ngồi nghe cụ kể chuyện Phàn Lê Hoa đánh nhau với Tiết đinh Sơn. Rồi Tiêt Nhân Quý choảng nhau với Cáp Tô Văn thì thôi rồi. Cả ngày dứt không ra. Cụ chưa cần đeo kính lão đâu nhé. Sau này sẽ nói thêm về cụ Tuất. 




 Hình ảnh thổ dân Bích Nam bạt ở đảo Ma
Lần đầu tiên gặp cụ. Cảm động nhất là cụ vồn và hỏi thăm y như người thân lâu ngày mời gặp lại. Cụ thổ lộ: Vì nghèo quá không dám trở lại quê hương. Cụ biết ông cụ Cai Son rất rõ vì là người cùng Tỉnh. Cụ đi giáo, quê ở Liễu đề. Sau hơn ba chục năm, nay cụ mới lại được nói tiếng Việt với người Việt. Cái mà lão Văn không thể tưởng tượng được là ngay dưới gầm giường của cụ la một cái hố sâu bằng xi măng, đặt ngay ngắn  một  cỗ ván gỗ đã ngả mầu nâu sậm. Thật là quá ấn tượng. Cụ bảo: đằng nào trước sau cũng chết. Nên “tớ” chuẩn bị sẵn cho mình ngôi nhà này”. Mùa đông đến cụ thường nằm ngủ ngay trong ván gỗ cho đỡ lạnh.

Cầu Litslits nằm ở phía đông đảo Ma. Rất nhiều cá

Chiều chủ nhật hôm ấy, tay giám đốc rủ lão đi câu cá ở cầu Lít lít (LitsLits) cách đó khoảng hai cây số.  Cây cầu này dành cho các tầu từ Santo và Vila tới để áp mạn và bốc dỡ hàng hóa. Có lẽ không ở đâu có cái điều kiện đặc biệt và cái thú câu cá như ở đây. Này nhé, bạn chỉ cần quăng lưỡi câu vào phía bên trong cầu xanh đặc cá trích tức sạc đin (sardines). Giật một phát thể nào cũng dính một hai chú và tiện tay quăng ra phia nước sâu bên ngoài cầu. Lập tức một con cá to tướng đớp luôn. Không mè vàng ca-rông  thì cũng măng ba-ra-cu-đà. Sướng không kia chứ. Riêng khoản này thì lão Văn có thể coi tất cả mọi khó khăn chồng chất có to lớn đên mấy cũng chỉ là chuyện nhỏ. Quên hết sự đời luôn...

 

Trở lại thực tại. Qua buổi tham quan, lão đã ít nhiều nhìn thấy và hình dung được muôn vàn khó khăn trước mắt và lâu dài tại cái xứ sở của dân ăn thịt người này. Nhưng không thể trì hoãn. Vì hạn định của MDC chỉ có ba ngày. Và chính ngày mai thứ hai là hạn định cuối cùng. Lão quyết hay không quyết. Lão cảm thấy đầu  óc muốn bung ra từng mảng...

Xin mời quý vị xem tiếp phần năm với tiêu đề: “Âu cũng là duyên số”...

 

Xin mời quý vị bấm vào link dưới đây để nghe bài hát 



Bài hát ngày về - Thanh Tuyền
https://youtu.be/J6FSAH8mLfA

Bài hát Vanuatu blo mi

Xin chào và chân thành cảm ơn quý vị độc giả và anh chị em FB đã và đang tiếp tục dộng viên cổ vũ. Nhằm giúp cho tác giả có thêm nghị lực hoàn tất câu chuyện cho có đầu có đuôi. It nhiều cũng đáp ứng được phần nào long mong đợi của quý vị. Xin đa tạ...



Để biết thêm về tình hình Vanuatu bằng hình ành, xin mời quý vị bấm bào link này:



8 nhận xét:

  1. Lời bình của các bạn đọc trên Facebook:

    Quy Dang
    Quy Dang: Cảm ơn anh đã cho thấy.Đúng như một cuốn tiểu thuyết hay mong muốn được xem tiếp

    Ha Noi
    Ha Noi: Những "Tự sự ký "của Lão Văn quá xúc tích, có thể chuyển thành kịch bản phim đấy! (Xem Hồi sau sẽ rõ!)

    Pham Van Giao
    Pham Van Giao: anh ấy là Bu-rao đó Ha Noi . Bu-rao với Niaouli - như 2 ae sinh đôi (y) !

    Trinh Tai
    Trinh Tai: Hay ,hay,hay

    Trả lờiXóa
  2. Bình luận của bạn đọc trên FB:

    Tành Lý: Đọc bài việt của anh . Chúng em mới thâu hiểu phần nào cái gọi là ba chìm bẩy nổi chín cái lệnh đênh . Chúng em cũng cầu mong tất cả nhưng khó khăn dã lùi vào dĩ vãng. Chúc cho anh chi và các cháu dồi dào sức khỏe. Hưởng một cuộc sống yên bình. Thành công trong mọi lĩnh vực

    Trả lờiXóa
  3. Nouveaux commentaires:

    Ngô Hồng Thái Cám ơn anh Jean về tâm sự trên. Sau cơn mưa trơì sẽ sáng .Chúc anh may mắn trước quyết định mơí của mìinh. Trong các từ bắt đầu bằng " Ma " cũng hữu ích anh Jean nhì :
    - massage → malade
    - magique → diminuer le stress
    - manège → enfance
    - maman → aimer
    Thank's. See you again.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin chào và chân thành cảm ơn bạn Ngô Hồng Thái đã ghé thăm Blog và chia sẻ.
      Lời góp ý của bạn thật uyệt vời. Khi viết về Malikolo, Lão Văn chỉ nghĩ đến cái vế "mal" của từ ma mà không đề cập đến cái tốt của từ đó. Mong bạn thông cảm
      Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc...

      Xóa
  4. Commentaire de Dang UY:

    DẤU CHÂN KHÔNG MỎI.

    Anh là người Việt Nam gốc Nam Định đang sống trên quần đảo Vanuatu . Niềm mê say nhiếp ảnh đã cho anh niềm vui trọn vẹn khi ra đời Album đồ sộ trên Panoramio/ Google Maps .Cảnh phố xá các khu vui chơi khách sạn, chợ búa, nơi nghỉ hoang dã, cây hoa, lá, cá, núi non bãi cát trắng cát vàng, cảnh hoàng hôn và mặt trời mọc trên biển nhiều cung bậc hài hòa thổi vào tâm hồn năng lượng mới của thiên nhiên kỳ thú...tất cả khiến ta liên tưởng đến một Thiên Đường tuyệt đẹp.
    Ống kính đã theo chân anh ghi lại những khoảnh khắc quý giá chỉ có ở nơi trái tim giục giã bởi tình yêu Thiên Nhiên biển cả để ngợi ca kiệt tác của bàn tay Chúa và con người sáng tạo ra.Dầu nắng lửa, trong đêm tối hay dông bão, trong rừng thâm sâu thẳm hay suối trong xanh mát lành anh vẫn hướng ống kính để săn tìm những khoảnh khắc đẹp đến ngỡ ngàng. Biển cả của anh bao la mênh mông bát ngát trữ tình, hùng vỹ không thấy cảm giác gian khó nhọc nhằn của người nghệ sỹ làm ra tác phẩm, chụp mà như rong chơi ấy, Ảnh phong cảnh của anh rất ít lấy người đẹp làm trọng tâm làm thủ pháp, nhưng tôi vẫn thấy sự mời gọi của con người tới xứ sở của quần đảo xinh đẹp mê hồn này. Có những bức ảnh khiến tôi liên tưởng đến Biển đảo Nha Trang Đảo Ngọc Phú Quốc, Cát Bà, hay Cô Tô lớn , Cô Tô bé của Việt Nam.
    Chỉ với 2577 ảnh màu mà bàn chân anh đã in đậm còn lưu lại toàn cảnh quần đảo Vanuatu xinh đẹp nằm giữa mặt biển xanh Thái Bình Dương trên Google Maps, sức làm việc quả là phi thường, cần mẫn chắt chiu đã làm nên một sưu tập để đời, và tôi biết ơn anh đã cho tôi thưởng thức phong cảnh và con người sống nơi đảo xa một Thiên Đường giữa đại dương mênh mông Thái Bình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin chào và chân thành cảm ơn Bạn Dang UY đã xem trang ảnh Pano của JVJ. Đồng thời lại úp lên những bức ảnh tuyệt đẹp của Quê hương Việt Nam. Đặc biệt có thêm bức tranh sao mà giống cái đáo Moso ở phía Bắc Efate của bọn mình thế. Thật vô cùng tuyệt vời. Không những nét họa độc dáo, mầu sắc hài hòa đã làm cho bức tranh trở nên sinh động y như cảnh thực.
      Những lời khen và nhận xét của bạn đã làm cho Lão Văn này nức lòng và hết sức cảm động. Thực ra JVJ toàn gặp may thôi bạn ạ. Bởi vậy mình vẫn thường tâm niệm rằng: chộp được pô ảnh vừa ý , 99% là do gặp may. Chỉ còn lại 1% là do mình chọn góc chụp và bấm.
      Chính những bức tranh tuyệt tác của bạn mới đúng là nghệ thuật công phu sáng tạo. Mà khó có thể chọn được từ ngữ xứng đáng để đánh giá đúng cai hay cái đẹp của nghệt thuật thứ 7 này....
      Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe và hạnh phúc.

      Xóa
  5. Cá măng trên dưới 3 kí. Ở Vũng Tàu gọi cá nhồng! Cám ơn anh Dại đã bổ sung thêm kiến thức!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cảm ơn bạn Hoàng Việt Quân đã chia sẻ.
      Chúc bạn và gia đình ngày cuối tuần vui khỏe và may mắn

      Xóa